Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Ngữ pháp học - Coggle Diagram
Ngữ pháp học
Chương I: Những khái niệm cơ bản
Ngữ pháp và ngữ pháp học
Ngữ pháp là toàn bộ các qui tắc khái quát để tổ chức các yếu tố cho sẵn của ngôn ngữ thành những đơn vị và đưa những đơn vị ấy vào thực hành giao tiếp và diễn đạt tư tưởng
Ngữ pháp được hiểu theo nghĩa rộng là hình thức qui tắc của một ngôn ngữ. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp ngữ pháp lại phân biệt với ngữ âm, từ vựng. Đối tượng nghiên cứu của nó chỉ là một hệ thống các qui tắc cấu tạo từ, cấu tạo câu
Ngữ pháp học là bộ môn khoa học về ngôn ngữ chuyên nghiên cứu ngữ pháp của ngôn ngữ học. Ngữ pháp học gồm 2 bộ phận từ pháp học và cú pháp học
Ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng
Ý nghĩa từ vựng: ý nghĩa riêng cho từng từ
Ý nghĩa ngữ pháp: ý nghĩa chung cho một nhóm từ
Vd: ăn uống chạy nhảy -> hoạt động
Hình thức ngữ pháp
Ví dụ: Ý nghĩa ngữ pháp "số nhiều": books, cats, dogs ... ý nghĩa ngữ pháp này được thể hiện thông qua phương thức: N+s/es và "s/es" được coi là hình thức ngữ pháp
Hình thức ngữ pháp là sự biểu hiện cụ thể hình thức vật chất của ý nghĩa ngữ pháp trong khuôn khổ của phương thức ngữ pháp nhất định
Trong tiếng việt để biểu thị số nhiều người ta thêm vào trước danh từ những từ như: những, các, mọi, chúng
Phương thức ngữ pháp
PTNP là cái có sẵn, còn hình thức là cái tạo ra ý nghĩa ngữ pháp. Ý nghĩa ngữ pháp thông qua phương thức ngữ pháp để tạo ra hình thức ngữ pháp. Hình thức ngữ pháp thể hiện ý nghĩa ngữ pháp thông qua phương thức ngữ pháp
Phương thức ngữ pháp là cách thức, phương pháp để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp thông qua các hình thức vật chất cụ thể
Ví dụ: Ý nghĩa" số nhiều " được thể hiện bằng phương thức phụ tố tạo ra hình thức "s/es"
Các đơn vị của ngữ pháp
Âm vị -hình vị - từ - cụm từ- câu- đoạn văn- văn bản
Hình vị
Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa được dùng để cấu tạo từ và biến đổi từ
Từ
Được coi là đơn vị gồm 2 mặt: âm thanh và ý nghĩa có khả năng kết hợp với nhau tạo thành câu
Cụm từ
Là đơn vị trung gian giữa từ và câu
Là sự kết hợp 2 từ trở lên có quan hệ với nhau về mặt ngữ pháp và ý nghĩa nằm trong giới hạn một câu, đảm nhiệm chức năng thành phần câu
Phân loại
Cụm từ cố định: được tạo ra bởi các từ nhưng quan hệ giữa các từ đã có tính cố định, con người khi sử dụng không phải tạo ra chúng
Thành ngữ
Là những tổ hợp từ có tính ổn định cao về hình thức tổ chức và nghĩa. Nghĩa của thành ngữ không phải nghĩa của từng từ cộng lại mà là nghĩa chung
Quán ngữ
Là lối nói sử dụng lâu ngày mà trở nên quen dần có tính cố định về hình thức và nghĩa
Cụm từ tự do
Là cụm từ được tạo ra một cách tức thời trong quá trình giao tiếp, nó không có sẵn, nó tan biến ngay khi quá trình giao tiếp kết thúc
Cụm từ đẳng lập
Cụm từ chủ vị
Cụm từ chính phụ
Cụm danh từ
Cụm động từ
Cụm tính từ
Các quan hệ ngữ pháp
Quan hệ đẳng lập
Là quan hệ giữa các yếu tố ngang hàng, bình đẳng nhau, không phân biệt vai trò chính và vai trò phụ
Đặc điểm
Cùng từ loại hoặc những từ loại gần nhau (cùng động từ,tính từ, đại từ,...)
Các thành tố cùng chức năng ngữ pháp, có mối quan hệ với các thành tố ngoài tổ hợp, quan hệ lỏng lẻo kém chặt chẽ
Vd: Chúng ta sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại
Về thứ tự sắp xếp các thành tố không ổn định mà có thể thay đổi, khi thay đổi cần chú ý đến yếu tố văn hóa, nếp nghĩ của người Việt Nam.
Ngoài ra còn chú í đến bình diện ngữ âm, nhịp điệu của câu
Giới từ chỉ quan hệ sở hữu thường đặt sau
Đây là cái bút của tôi