Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Khai thác BTC ở Trung Quốc - Coggle Diagram
Khai thác BTC ở Trung Quốc
Trung Quốc vẫn luôn dẫn đầu thế giới về khả năng khai thác Bitcoin. Tính đến thời điểm hiện tại, các pool khai thác của Trung Quốc đại diện cho 2/3 hashrate (sức mạnh giải mã) của mạng lưới Bitcoin. Bên cạnh vai trò phân xưởng phần cứng khai thác trên thế giới, Trung Quốc còn sở hữu các trung tâm khai thác lớn nhất giúp giảm thiểu chi phí vận hành.
Thống kê sức mạnh giải mã hàm băm theo quốc gia
Trung Quốc - 65% (xấp xỉ 2/3)
Hoa Kỳ - 7%
Nga - 7%
Kazakhstan - 6%
Malaysia - 4%
Iran - 4%
Canada - 1%
Đức - 0,6%
Na Uy - 0,5%
Thú vị là quốc gia với lịch sử crypto lâu đời như Anh lại có tỷ trọng khai thác rất nhỏ (0,1%). Các nước EU cũng chỉ sở hữu tổng cộng 3,5% sức mạnh giải mã của cả mạng lưới.
Dễ thấy Trung Quốc đang hoàn toàn thống trị cộng đồng thợ đào BTC.
Lý do
Chi phí vận hành (điện năng) là yếu tố quyết định lợi nhuận của thợ đào. Độ khó khai thác tăng sẽ buộc những thợ đào với hiệu suất thấp và ít vốn phải rút khỏi thị trường này. Tuy nhiên, chi phí điện năng ở Trung Quốc (1900 VND/ kWh) lại cực kỳ rẻ so với các đối thủ cạnh tranh như Mỹ (2700 VND/kWh) hay Đức (8400 VNĐ/kWh). Điện công nghiệp của Trung Quốc được cung cấp bởi các nhà máy thủy điện và được nhà nước trợ giá nên lại càng rẻ hơn. Giá điện siêu rẻ của Trung Quốc đã giúp thợ đào ở quốc gia này đạt hiệu suất và lợi nhuận cao nhất, hoàn toàn áp đảo các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Thậm chí chi phí vận hành còn có thể giảm thấp hơn nữa nếu thợ đào sử dụng than để cấp điện cho phần cứng khai thác. So với các loại năng lượng khác (yêu cầu vốn đầu tư khai thác cao hơn), than sẽ đem lại mức lợi nhuận và hiệu suất cực cao cho thợ đào. Tuy nhiên, loại nhiên liệu này lại cực kỳ độc hại với môi trường. Đáng buồn là chính phủ Trung Quốc lại đang gián tiếp tiếp tay cho hành vi này với các chính sách môi trường lỏng lẻo. Một số đô thị lớn như Bắc Kinh (ô nhiễm nhất thế giới) chính là kết quả của quá trình đốt than để khai thác crypto.
Nhóm (Pool) khai thác
Bản chất các nhóm khai thác là sự hợp tác giữa các thợ đào cá nhân với các công ty khai thác lớn. Hai bên sẽ gộp sức mạnh phần cứng lại để có thể giải mã nhanh hơn và cơ hội nhận thưởng BTC cũng cao hơn. Sau cùng, BTC đào được trên khối mới sẽ được chia cho tất cả các thợ đào trong nhóm tương ứng với sức mạnh phần cứng họ sở hữu.
Trong những năm gần đây, thợ đào bên ngoài Trung Quốc đã bị thu hút bởi quy mô của các nhóm khai thác Trung Quốc. Nhóm càng lớn thì thu nhập của các thợ đào thành viên càng ổn định. Nhiều thợ đào sẽ chọn tham gia các nhóm khai thác, thu nhập thấp hơn nhưng ổn định thay vì khai thác một mình, thu nhập cao nhưng cực kỳ bấp bênh.
Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang sở hữu 4 trong 5 nhóm khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới. tính đến tháng 8/2020, phân phối phần thưởng giữa các nhóm này có thể được tóm gọn như sau:
F2Pool / DiscusFish
F2Pool hay DiscusFish là một nhóm khai thác có trụ sở tại Trung Quốc. Nhóm đã khai thác khoảng 18% tổng số khối trong 12 tháng qua. Tại thời điểm bài viết, tổng sức mạnh phần cứng của F2Pool là 26 EH/s. Con số này tương đương với 232143 máy đào Whatsminer M30s++ (phần cứng khai thác mạnh nhất hiện nay) với giá khoảng 7000 đô/ máy, đồng nghĩa với tổng giá trị phần cứng khai thác của nhóm này là hơn 1,6 tỷ đô.
Poolin
Poolin là nhóm khai thác Bitcoin lớn thứ hai tại Trung Quốc và đã khai thác được 13% tổng số khối trong năm 2020. Tổng tốc độ khai thác của Poolin là 10 EH/s (khoảng 40% sức mạnh khai thác của F2Pool).
Huobi Pool
Huobi là nhóm khai thác Bitcoin lớn thứ 3 tại Trung Quốc. Nhóm đã khai thác khoảng 9% tổng số khối Bitcoin trong năm 2020. Sức mạnh khai thác của Huobi Pool cao hơn Poolin 1 chút với 11,5 EH/s.
AntPool
Antpool cũng là một nhóm khai thác khác có trụ sở tại Trung Quốc. Tổ chức đứng sau nhóm khai thác này là BitMain, một công ty sản xuất phần cứng khai thác. Thị phần của Antpool đã giảm từ 20% số khối trong năm 2017 xuống còn 8% trong năm 2020. Antpool có sức mạnh khai thác khoảng là 10,9 EH/s. Điềm thú vị là Antpool dường như đang giấu sức mạnh phần cứng thực của nhóm khai thác này thông qua phân bổ phần cứng với các nhóm phụ như ViaBTC, BTC.com, GBMiners, và CANOE. Các nhóm khai thác phụ này chiếm tới hơn 30% tổng số khối BTC.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc sở hữu phần lớn sức mạnh khai thác BTC vẫn tiềm ẩn một rủi ro do chinh thể chế của quốc gia này:
Tập trung hóa
Việc khai thác BTC được tập trung tại Trung Quốc cho phép chính phủ nước này toàn quyền kiểm soát cả mạng lưới. Nếu chính phủ Trung Quốc nhận thấy rủi ro kinh tế hoặc xã hội từ BTC (ví dụ như đe dọa vị thế đồng nhân dân tệ số hoặc gây bất ổn chính trị), họ sẽ ban hành các luật lệ cấm khai thác và giao dịch BTC khiến ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến toàn bộ hệ sinh thái Bitcoin.
Tuy nhiên, cộng đồng BTC vẫn có quyền lạc quan về tương lai của crypto này.
Nhìn chung, phong trào khai thác BTC tại Trung Quốc đã bắt đầu suy yếu trong những năm gần đây. Quốc gia từng chiếm gần ¾ sức mạnh khai thác của toàn bộ hệ thống giờ chỉ chiếm chưa đến 65%. Một số nhóm khai thác lớn đã rút ra khỏi Trung Quốc và khiến đà suy thoái vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Một số công ty như Blockstream đã bắt đầu xây dựng các trung tâm khai thác ở cả Canada và Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của họ là đàm phán với các công ty năng lượng lớn để giảm chi phí vận hành để khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân thiết lập cơ sở khai thác của riêng họ tại các địa điểm khác nhau trong hệ sinh thái mới của Blockstream.
Một điểm thú vị là bản thân các thợ đào Trung Quốc cũng đang có ý định rút cơ sở đầu tư ra khỏi Trung Quốc và chuyển sang khai thác ở các pool nước ngoài.
Một trong những công ty khai thác bitcoin lớn nhất là Bitmain. Dù có trụ sở tại Liangshan nhưng Bitmain đã bắt đầu mở rộng hoạt động khai thác sang Canada và Mỹ. Để tránh sự giám sát từ chính quyền, ngay cả trụ sở Bắc Kinh của Bitmain cũng được đăng ký hoạt động bên ngoài Trung Quốc đại lục.
Ngoài Bitmain, BTC.TOP (từng là một nhóm khai thác BTC lớn ở Trung Quốc) đã chuyển phần lớn hoạt động khai thác sang Canada.
Nhìn chung, Trung Quốc có rất nhiều lợi thế trong việc khai thác bitcoin, bao gồm năng lực sản xuất vượt trội, giá nhân công rẻ và chi phí điện năng thấp. Tuy nhiên, chính phủ nước này lại đang tham vọng thao túng toàn bộ thị trường BTC. Sau khi áp đặt chế định lên các sàn giao dịch tiền điện tử và các dự án crypto mới, chính phủ Trung Quốc muốn kiểm soát cả các công ty khai thác bitcoin thông qua hạn chế nguồn cung điện. Đơn giản vì không có điện thì sẽ không có BTC.
Chính phủ tuyên bố điều tra mức tiêu thụ điện năng của các nhóm khai thác do các nhóm này đang sử dụng điện giá rẻ và ảnh hưởng tiêu cực đến giá điện ở những khu vực đó. Gần đây, chính quyền một địa phương đã tịch thu 600 máy tính chuyên dụng để khai thác bitcoin sau khi một người điều hành lưới điện tại địa phương này báo cáo hành vi sử dụng điện bất thường với chính quyền.
Trong năm 2021, Trung Quốc vẫn sẽ thống trị thị trường khai thác Bitcoin trừ khi giá điện có biến động lớn hoặc chính phủ Trung Quốc quyết tâm kiểm soát các công ty khai thác Bitcoin (điều này khá khó xảy ra).
Tuy nhiên, với việc COVID19 làm gia tăng căng thẳng giữa chính phủ Mỹ và Trung Quốc, các quốc gia khác đang nỗ lực để giảm thiểu phụ thuộc vào Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro từ chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc. Điều này có thể sẽ mở ra cơ hội cực lớn cho các thợ đào Bitcoin bên ngoài Trung Quốc.