Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
(CHƯƠNG II: ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ)…
CHƯƠNG II: ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
Nguyên nhân bên trong
Cơ chế quản lý không phù hợp: Cơ chế kế hoạch hóa (nhà nước quy định ra chỉ tiêu chính) tập trung (tất cả do nhà nước chỉ huy, điều tiết) - mất đi một động lực rất quan trọng là lợi ích cá nhân.
Đất nước gặp nhiều khó khăn
Đất nước bao vây cấm vận
Nguyên nhân bên ngoài
Mô hình chủ nghĩa xã hội sụp đổ, không còn chỗ dựa.
Kinh tế thị trường trở thành phổ biến
Các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra
NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Đổi mới tư duy kinh tế
Sản xuất hàng hóa không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan và cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch. Vận dụng cơ chế thị trường phải đi liền với phát huy đầy đủ hơn chức năng định hướng và điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế, xã hội
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô
Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách, các công cụ đòn bẩy kinh tế và bằng lực lượng vật chất của khu vực kinh tế nhà nước, chứ không bằng mệnh lệnh hành chính
Xác lập đầy đủ quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế những tiêu cực của thị trường
Mở rộng quyền tự chủ của DN nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước được độc lập trong quản lý
Có quyền tuyển lựa công nhân và trả mức lương hợp lý
Bãi bỏ chế độ cung cấp nguyên, vật liệu và đầu vào trung gian
Buộc phải tự chủ và độc lập về tài chính
Thực hiện sắp xếp lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Chính thức công nhận vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân
Các hộ sản xuất cá thể được công nhận quyền sở hữu tài sản
Các doạnh nghiệp tư nhân phải tuân thủ theo đường lối, chủ trương và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với nhu cầu của xã hội
Trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được coi trọng và giúp đỡ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Hoàn thiện chế độ khoán sản phẩm
Đổi mới chính sách ngoại thương
Vai trò của ngoại thương được coi trọng và áp dụng rộng rãi các hình thức hợp tác và liên kết kinh tế
Đa dạng hóa nền kinh tế thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế theo nguyên tắc đảm bảo độc lập, chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia và cùng có lợi
Công nhận vai trò của đầu tư nước ngoài
Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài
Có các chính sách thu hút FDI, công nhận và nêu cao vai trò của bộ phận kinh tế FDI
Mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài
THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI
Thành tựu
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành và ngày càng hoàn thiện
Văn hóa xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên
Tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao, thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển
Hạn chế
Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, môi trường còn nhiều hạn chế yếu kém, gây bức xúc trong xã hội
Nguyên nhân của hạn chế
Khách quan: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu
Chủ quan: Do công tác nghiên cứu lý luận tổng kết thực tiễn vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu
Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước
Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ theo con đường xã hội chủ nghĩa
CHƯƠNG II: ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ