Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC KHTN Ở TH - Coggle Diagram
CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC KHTN Ở TH
TRANH ẢNH
Ưu điểm
Không cần máy móc hay thiết bị gì đặc biệt để trưng bày chúng
Tài liệu vẽ, chụp có thể thích ứng với mọi mục đích và mọi điều kiện giảng dạy
Tạo cho tiết dạy sinh động, không còn nhàm chán
Kích thích sự sáng tạo của HS
Cách sử dụng
GV hướng dẫn HS quan sát kĩ các sự vật, hiện tượng được vẽ hoặc chụp trong tranh, ảnh bằng các câu hỏi định hướng cụ thể.
GV hướng dẫn và giúp HS tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tranh, ảnh
GV tạo cơ hội và thời gian để HS được quan sát tỉ mỉ và được tự nói ra những kết quả mà mình đã quan sát được
Tác dụng
Gợi sự chú ý, ham thích
Giới thiệu môn, bài học mới
Minh họa các bước thực hiện
Giúp HS có cái nhìn trực quan về hiện tượng, sự vật liên quan đến bài học
Trắc nghiệm kiến thức
Ôn tập và củng cố bài học
Lưu ý sư phạm
Để sử dụng tranh ảnh có hiệu quả đòi hỏi GV và HS phải có sự khéo léo và trí tưởng tượng
Tùy theo lứa tuổi HS, mục đích và yêu cầu của bài dạy mà GV sử dụng tranh ảnh cho hợp lí
Tránh dùng quá nhiều tranh ảnh 1 lúc vì có thể khiến HS lẫn lộn
Cần phải cho HS đủ thời gian để xem và phân tích chi tiết nội dung tranh ảnh
Cần hướng dẫn HS học tập trực tiếp bằng tranh ảnh nhờ các câu hỏi chiến thuật, giúp HS đọc được tranh ảnh chứ không xem lướt qua
Tranh ảnh là những tranh vẽ hay ảnh chụp được sử dụng làm phương tiện dạy học
Ví dụ: Bài 17: Động vật sống ở đâu ?
(Tự nhiên và Xã hội 2, bộ sách Kết nối)
GV yêu cầu HS phân loại các con vật đó dựa vào nơi sống và môi trường sống của chúng, hoàn thành vào bảng phân loại trong sách giáo khoa
GV cho HS thời gian 3' để quan sát bức hình, trả lời các câu hỏi trên
GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh bằng các câu hỏi định hướng
Hãy chỉ và nói tên các con vật mà em quan sát được trong hình
Các con vật ấy sống ở đâu? Ở trên cạn hay dưới nước?
HS trình bày kết quả quan sát của mình (bảng phân loại các con vật). GV và HS khác nhận xét, bổ sung
Phân loại tranh ảnh
Theo nguồn gốc
Tranh ảnh do GV và HS sưu tầm
Tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa
Theo nội dung
Tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng tự nhiên
Tranh ảnh về các cơ quan trong cơ thể người
VIDEO
Khái niệm: Là phương tiện để ghi, sao chép, phát lại, phát sóng và hiển thị hình ảnh chuyển động được lưu trữ trong các phương tiện, được dùng làm phương tiện dạy học mà thông qua đó, HS thực hiện những nhiệm vụ học tập.
Tác dụng
HS có thể quan sát được các sự vật, hiện tượng, sự kiện trong thiên nhiên mà chúng ta không thể hoặc khó có thể quan sát trực tiếp được,...
Do trong video có kèm theo các lời đối thoại hoặc âm nhạc,... nên gây hứng thú học tập cho HS và tạo điều kiện phối hợp hoạt động của nhiều giác quan, vì vậy hiệu quả học tập cao hơn.
Video dùng trong DH rút ngắn được thời gian hơn so với các tiết học bình thường vì video có thể thay thế phần nào đó những lời mô tả và giải thích của GV.
Video còn diễn tả được quá trình của 1 hiện tượng nào đó, dù chúng xảy ra quá nhanh hay quá chậm. Nhờ vậy, HS dễ dàng quan sát quá trình xảy ra hiện tượng trong 1 thời gian ngắn.
Lưu ý
Không nên chiếu video trong thời gian dài (chỉ nên chiếu khoảng 5-7'), vì kéo dài thời gian dễ gây sự nhàm chán và chi phối thời gian của những hoạt động khác
Nên phối hợp việc chiếu video với các phương tiện khác để nâng cao hiệu quả dạy học
GV phải nắm chắc kĩ thuật sử dụng các phương tiện để trình chiếu video và chọn lọc những đoạn video phù hợp với bài học, vì vậy GV phải có sự chuẩn bị chu đáo
SÁCH GIÁO KHOA
Vai trò
Có nhiệm vụ phối hợp hành động của thầy và tro, hướng hoạt động của thầy và trò đi đúng hướng tới mục đích đã định
Là tài liệu chính, có tác dụng chuyển hóa chương trình giáo dục
Khái niệm
Là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học, đồng thời là phương tiện dạy và học quan trọng
MÔ HÌNH
Các dạng mô hình thường dùng
Mô hình tĩnh: các dạng địa hình, các hệ cơ quan trong cơ thể người,...
Mô hình động: mô hình biểu thị sự tiêu hóa thức ăn, mô hình chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời,...
Ưu điểm
Mô hình được chắp nối như hình ảnh các vật thật, nhưng có kích thước nhỏ hơn nên dễ hình dung 1 cách bao quát hơn.
Nhiều mô hình có thể tháo lắp dễ dàng để tiện nghiên cứu, quan sát từng bộ phận, chi tiết.
Mô tả được các sự vật, hiện tượng trong không gian 3 chiều, thể hiện được vị trí trong không gian của chúng
Cách sử dụng
Hướng dẫn và giúp HS tìm ra mối liên hệ giữa các sự cật hiện tượng được đề cập trong mô hình
Quan sát mô hình
GV hướng dẫn HS quan sát kĩ các sự vật, hiện tượng được biểu thị trên mô hình bằng các câu hỏi định hướng cụ thể. Khi HS quan sát, lưu
HS trình bày kết quả quan sát
Khái niệm
Mô hình là hình mẫu thu nhỏ trong không gian để biểu thị 1 vật hoặc mô tả 1 quá trình, sự kiện
Lưu ý
Mô hình cần phải thích hợp với mục đích học tập và thời gian giảng dạy
Mô hình cần phải bền chắc, đảm bảo an toàn
Khi HS quan sát, lưu ý cho HS nhìn mô hình từ nhiều phía, ngoài thị giác cần huy động xúc giác, tri giác đầy đủ các thông tin mà mô hình có thể cung cấp.
MẪU VẬT THẬT
Các loại vật thật, mẫu vật thường dùng
Vật thật
Một số cây cối (cây rau, cây hoa,...) và con vật (con gà, con cá,...)
Một số bộ phận của cây như rễ, thân, lá, hoa, quả
Một số bộ phận bên ngoài của cơ thể người và 1 số giác quan
Một số đồ dùng trong nhà
Mẫu vật
Mẫu vật nhồi: 1 số loài chim, thú,...
Mẫu vật ngâm: giun đũa, sán, ếch, ấu trùng,... được ngâm trong dung dịch chống phân hủy
Mẫu vật ép: cây và 1 số bộ phận của các cây nhỏ, 1 số loài bướm,...
Khái niệm
Mẫu vật là những phương tiện có nguồn gốc của vật thật nhưng được bảo quản qua thời gian bằng cách ngâm, phơi, ép, nhồi,...
Vật thật là những vật chất của môi trường tự nhiên được mang vào lớp học để làm phương tiện dạy học
Ví dụ: Bài 47: Hoa
Bước 1: Chuẩn bị mẫu vật thật
Yêu cầu học sinh chuẩn bị về các bộ phận của cây: rễ, hoa, lá, quả hoặc một cành có đầy đủ lá, hoa, quả
Lưu ý: mẫu vật phải khô ráo không bị sâu, đục, rách hay héo
Bước 2: Ép và phơi sấy
Yêu cầu học sinh chuẩn bị khung ép bằng gỗ hoặc tre có nhiều lỗ thoáng để hơi nước bốc đi dễ dàng
Đặt khung ép lên chỗ phẳng trên đó có để vài tờ giấy báo hoặc giấy bàn để hút nước ở các mẫu hoa
Đặt mẫu hoa vào một tờ báo khác gấp đôi sửa lại đặt ngay ngắn hoa vào một tờ giấy khác cố gắng giữ nguyên hình dáng tự nhiên của hoa không để các bộ phận của hoa chồng đè lên nhau
Bước 3: Đính mẫu hoa trên giấy
Khi mẫu hoa đã khô kiệt, đính mẫu hoa lên giấy cứng hoặc bìa hoặc ép plastic. Nhãn dán vào bên phải, phía dưới có ghi tên: tên hoa, tên bộ phận dùng, công dụng, nơi hái, người hái, ngày hái