Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Cấu trúc các hoạt động dạy học - Coggle Diagram
Cấu trúc các hoạt động dạy học
Hoạt động khởi động
Mục đích
Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới
rèn luyện cho học sinh năng lực cảm nhận về các khái niệm, sự hiểu biết, khả năng biểu đạt, tính toán, đề xuất chiến lược, năng lực tư duy...,
giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học
Nội dung
Nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu đưa ra ý kiến nhận xét về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề.
Phương thức hoạt động
tài liệu cần hướng dẫn tiến trình thực hiện hoạt động của học sinh.
Các hoạt động cá nhân, nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho
vừa giúp học sinh huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong học sinh.
Việc trao đổi với giáo viên có thể thực hiện trong quá trình hoặc sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Mục đích
Giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện cho học sinh năng lực cảm nhận về khái niệm khoa học
cung cấp cho học sinh cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề.
Nội dung
Trình bày những lập luận về cơ sở khoa học của những kiến thức cần dạy cho học sinh trong chủ đề.
Có 3 loại câu hỏi gắn với hoạt động về cơ sở khoa học
Câu hỏi xác thực: yêu cầu học sinh trả lời trực tiếp về nội dung kiến thức trong chủ đề
Câu hỏi lí luận: yêu cầu học sinh lập luận, giải thích về những khái niệm khoa học trong chủ đề
Câu hỏi sáng tạo: Khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm kiến thức liên quan (ngoài nội dung trình bày trong chủ đề).
Phương thức hoạt động
Tài liệu nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động nhóm, học sinh phải trình bày kết quả và thảo luận với giáo viên.
. Hoạt động thực hành
Mục đích
Yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa học được ở bước 2 để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.
Thông qua đó, giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nằm ở mức độ nào.
Nội dung
Đây là những hoạt động gắn với thực tiễn bao gồm những nhiệm vụ như trình bày, viết văn, bài thực hành, tạo ra tư duy chặt chẽ
yêu cầu học sinh phải vận dụng những hiểu biết vừa học (ở mục B) vào giải quyết các bài tập cụ thể; giúp cho học sinh thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp.
Phương thức hoạt động
Học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành...
Kết thúc hoạt động này học sinh sẽ trao đổi với giáo viên để được bổ sung, uốn nắn những nội dung chưa đúng.
Hoạt động ứng dụng
Mục đích
Khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình
tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau
góp phần hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng
Nội dung
hoạt động ứng dụng là hoạt động triển khai ở nhà, cộng đồng; động viên, khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo; giúp học sinh gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương
Tài liệu cần nêu các vấn đề cần phải giải quyết và yêu cầu học sinh phải tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau; yêu cầu học sinh phải thể hiện năng lực thông qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong lớp, giáo viên, gia đình và cộng đồng.
Phương thức hoạt động
Học sinh được hướng dẫn hoạt động cá nhân và nhóm để trao đổi với các bạn về nội dung và kết quả về bài tập do mình đặt ra, sau đó thảo luận với giáo viên
Hoạt động bổ sung
Mục đích
Khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức, để không bao giờ được hài lòng và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học.
Nội dung
Giao cho học sinh những nhiệm vụ bổ sung và hướng học sinh tìm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho học sinh các nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng.
Phương thức hoạt động
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, đồng thời yêu cầu học sinh làm các bài tập đánh giá năng lực.