Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PPDH KHTN ở TH - Coggle Diagram
PPDH KHTN ở TH
Cấu trúc các hoạt động trong một bài học
Khám phá
học sinh được học hỏi, khám phá kiến thức mới thông qua các hoạt động như quan sát, trả lời câu hỏi, thảo luận
Thực hành và vận dụng
thông qua các bài tập Xử lí tình huống thực tiễn, liên hệ, chia sẻ
Khởi động
được thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng thông qua một bài hát, trò chơi, câu hỏi gợi mở... tạo hứng thú cho học sinh, để dẫn dắt học sinh vào bài học
Củng cố
thông qua mục “Em cần biết” để hệ thống lại nội dung và giá trị trọng tâm của bài học, mở rộng hiểu biết kiến thức của các em
Quy trình thiết kế các hoạt động
Quy trình chuẩn bị
Các bước thiết kế 1 giáo án
B3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết
B4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
B2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học
B5: Thiết kế giáo án
B1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì)
Cấu trúc của một giáo án
Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học
GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học cần thiết
Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết)
Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: Tên hoạt động; Mục tiêu của hoạt động; Cách tiến hành hoạt động; Thời lượng để thực hiện hoạt động; Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;...
Mục tiêu bài học
Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ
Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được
Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới
Quy trình thực hiện
Luyện tập, củng cố
GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau
Đánh giá
Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn
GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học
Tổ chức dạy và học bài mới
GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS
GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp
Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà
GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành, thí nghiệm,...)
GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những KT, KN đã học có liên quan đến bài mới
Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết)
Lưu ý
Do đặc trưng của môn học, giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về con người và sức khoẻ, tự nhiên và xã hội phù hợp với lứa tuổi của các em ; tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành cho học sinh để góp phần phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng môn học và kĩ năng sống
Đối tượng của môn học rất gần gũi với học sinh. Vì vậy, ngoài tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình,... được cung cấp, giáo viên cần sử dụng khung cảnh trong thiên nhiên, gia đình, trường học và hoạt động sinh sống ở địa phương,... để dạy học. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như : quan sát, trình bày, động não, đóng vai, trò chơi, thảo luận, tham quan, hỏi - đáp, thực hành,...