Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Hình thức tổ chức dạy học - Coggle Diagram
Hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức dạy học tham quan
Khái niệm
DẠY HỌC THAM QUAN là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tham quan, quan sát thiên nhiên, giúp học sinh thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên,bảo vệ môi trường sống
tham quan là một hình thức tổ chức dạy học ngoài trời giúp học sinh tìm hiểu những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bài học trong CHƯƠNG TRÌNH
Các dạng tham quan
tham quan trong quá trình nghiên cứu đề tài
tham quan việc kết thúc một đề tài
tham quan mở đầu cho việc học tập một đề tài
Một số điểm cần lưu ý
Phổ biến trước nhiệm vụ học tập của cả lớp
chọn địa điểm,phương tiện đi lại, thời gian , thời tiết thích hợp để việc di chuyển của học sinh thuận lợi
Cần tìm hiểu kỹ hiện trường nơi sẽ tổ chức tham quan
Cần lưu ý khâu ổn định tổ chức học sinh khi đi, về từ lớp tới hiện trường tham quan và cả trong khi tham quan để đảm bảo hiệu quả tham quan và sự an toàn cho học sinh
dự kiến một số tình huống không thuận lợi có thể xảy ra để có kế hoạch khắc phục
quy định về kỉ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan
Ưu điểm,nhược điểm
Ưu điểm
Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi môi trường góp phần giáo dục thể chất cho HS
dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho học sinh
giúp hs tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp thông qua các phương tiện dạy học. HS sẽ hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới TN-XH xung quanh. Các em vừa nâng cao kết quả quan sát vừa tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy
HS có điều kiện gần gũi , hiểu biết thêm về thiên nhiên , từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh
hoạt động tham quan còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính , năng khiếu , sở trường ,đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác , tương trợ , học hỏi lẫn nhau
Nhược điểm
Gv gặp khó khăn trong việc quản lí học sinh, tìm địa điểm
môi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của học sinh và giáo viên
GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định tổ chức lớp
khâu tổ chức công phu,phức tạp
tốn nhiều kinh phí cho những chuyến tham quan tại địa điểm xa
Cách tiến hành
Lựa chọn đúng đối tượng tham quan cần đảm bảo yêu cầu sau: đối tượng có thể là một sự vật hiện tượng, một di tích... phải có nội dung liên quan đến bài học và phải đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất cho việc tổ chức tham quan như thời gian địa điểm
Xác định rõ yêu cầu tham quan
Lựa chọn phương pháp thích hợp và vạch được kế hoạch tiến hành chu đáo cho việc tham quan
Hướng dẫn HS đưa ra những kết luận, đánh giá trình bày trước lớp sau khi kết thúc tham quan
GV nhận xét, đánh giá những thu hoach của HS và tổng kết
Dạy học trải nghiệm
Khái niệm
Là hình thức dạy học GV tổ chức cho HS tham gia trải nghiệm Khái niệm thực tế,sau đó tổng kết lại để tăng cường hiểu biết,phát triển kĩ năng,định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng HS
Ưu điểm,nhược điểm
Ưu điểm
Các mối quan hệ được hình thành và hoàn thiện: người học với bản thân mình, người học với những người khác, và người học với thế giới xung quanh.
Người học được sử dụng toàn diện: trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội trong quá trình tham gia
Quá trình học qua trải nghiệm diễn ra khi trải nghiệm được lựa chọn kỹ càng và sau khi thực hiện được tổng kết bởi quá trình chia sẻ, phân tích, tổng quát hoát và áp dụng
người học được tham gia tích cực vào việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm
Trải nghiệm được thiết kế để yêu cầu người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết quả đạt được
Kết quả đạt được là của cá nhân, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải nghiệm của cá nhân đó trong tương lai
Nhược điểm
Thường là không có câu trả lời đơn thuần “đúng” cho các câu hỏi trong các bước thực hiện của phương pháp
Phương pháp, với đặc điểm chú ý đến trải nghiệm của từng người học, có thể trông không được quy củ và có thể không thoải mái với những người dạy có phong cách mô phạm truyền thống
Phương pháp đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị hơn từ người dạy và có thể cần nhiều thời gian hơn để thực hiện với người học
Lưu ý
GV nên lựa chọn kỹ địa điểm dạy học, nên chọn địa điểm gần trường vì thời gian tiết học có hạn
GV cần dự kiến những yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra tiết học để chủ động trong kế hoạch dạy học
Cách tiến hành
Bước 1 : Trải nghiệm HS thực hiện 1 hoạt động tuân theo sự hướng dẫn cơ bản về an toàn,tổ chức hoặc quy định về thời gian,HS được làm trước khi được chỉ dẫn cụ thể
Bước 2: Chia sẻ: HS chia sẻ lại kết quả,điều quan sát và cảm nhận được trong khi trải nghiệm
Bước 3: Phân tích HS cùng thảo luận,xem xét cả quá trình trải nghiệm,phân tích và phản ánh lại
Bước 4: Tổng quát Liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong thực tế
Bước 5: Áp dụng HS sử dụng những kĩ năng,hiểu biết mới vào cuộc sống thực tế của mình
VD bài hoa lớp 3
GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các loại hoa ở khu vực sân trường: Nhóm 1 ( Quan sát loại hoa trên cạn, trước cửa lớp học); Nhóm 2 ( Quan sát các loại hoa dưới nước); Nhóm 3 ( Quan sát các loại hoa trong chậu)
Các nhóm HS quan sát theo vị trí được phân công, cùng nhau chia sẻ về cấu tạo, đặc điểm của các loại hoa
GV nhận xét
Học ngoài thiên nhiên, thực địa
Lưu ý
GV nên tìm hiểu rõ địa điểm dạy học. Nên chọn những địa điểm gần trường vì thời gian tiết học có hạn
GV cần tìm hiểu kĩ hiện trường tiết học, cần chuẩn bị tốt giáo án cho phù hợp với dạy ngoài lớp học
GV dự kiến các yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra tiết học (nắng, mưa,...) để chủ động ttrong kế hoạch dạy học
Môi trường học tập phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của HS (không nóng, gió lạnh,...) và nề nếp học tập chung của trường.
GV nên tìm hiểu kí địa điểm dạy học, nên chọn những địa điểm gần trường vì thời gian có hạn
Khái niệm
: Là cách thức sử dụng phương pháp học tập bên ngoài lớp học để thúc đẩy giáo dục về sự phát triển bền vững. Dạy học ngoài trời là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thú học cho HS. Thông qua việc quan sát thiên nhiên, HS thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
Vai trò
Giúp HS quan sát trực tiếp các đối tượng học tập mà không có loại đồ dùng dạy học, hoặc lời miêu tả của GV có thể sánh được về mặt trực quan, từ đó hình thành cho các em biểu thượng cụ thể, sinh động về thế giới TN - XH xung quanh
Các giai đoạn của học tập thực địa
Giai đoạn 1 : trước khi đi thực địa
Xem lại kiến thức và kĩ năng cần thiết
Tuân thủ theo mọi quy định yêu cầu chính thức
Thông báo cho học sinh, phụ huynh về mục đích, chi phí và sắp xếp cho chuyến đi
Đăng kí địa điểm thực tế và chuẩn bị phương tiện
Thăm quan địa điểm thực địa và lên kế hoạch các hoạt động
Thông báo tóm tắt về chương trình cho các diễn giả được mời
Hoàn thành ma trận phân tích rủi ro
Tổng hợp danh sách học sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc trong trường hợp khẩn cấp
Giai đoạn 2: Trong khi đi thực địa
Hỗ trợ học sinh khi cần thiết
Khuyến khích học sinh tư duy phân tích bằng cách đặt các câu hỏi: tại sao, như thế nào
Giai đoạn 3: Sau khi đi thực địa
Cung cấp thêm thông tin khi có sự yêu cầu
Hướng dẫn học sinh tới các nguồn thông tin để kiểm chứng những phát hiện của các em
Đánh giá toàn bộ hoạt động – bao gồm cả việc tổ chức chuyến đi và kết quả học tập thu được.
Ưu điểm,nhược điểm
Ưu điểm
Thích hợp ho việc sử dụng các PPDH (quan sát thiên nhiên, các trò chơi,...) dễ gây hứng thú và học tập tích ực cho HS
Giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp thông qua các phương tiện dạy học. HS sẽ hình thành các biểu tưởng rõ ràng về thế giới TN - XH xung quanh. Các em vừa nâng cao hiệu quả quan sát và tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy
HS có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường xung quanh
Là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường. Đồng thời hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau
HS nâng cao kĩ năng: Tư duy và phản biện, giao tiếp, lãnh đạo, kĩ năng ứng xử trong các tình huống
Nhược điểm
Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập, sức khỏe của GV và HS
GV khó có thể quản lí tốt HS
GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định lớp. Ảnh hưởng đến kết quả của tiết học
Tốn chi phí ăn, ở, đi lại với những địa điểm xa