Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HÌNH THỨC DẠY HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI - Coggle Diagram
HÌNH THỨC DẠY HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
DẠY HỌC CẢ LỚP
ƯU ĐIỂM
Phù hợp với hình thức tổ chức dạy học theo trường, lớp ở trường tiểu học hiện nay
GV dễ điều hành và quản lí lớp
GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện bài dạy theo chương trình, ít lệ thuộc vào môi trường xung quanh
Trong một thời gian ngắn có thể thông báo được nhiều kiến thức
NHƯỢC ĐIỂM
GV làm việc nhiều, HS ít làm việc và nhận thức thụ động
HS phải quan sát, tiếp thu phần lớn kiến thức gián tiếp qua tranh, ảnh và ngôn ngữ, ít có điều kiện để thực hành, vận dụng kiến thức
HS cả lớp ít có điều kiện làm việc với các phương tiện học tập cá nhân để suy nghĩ, phát huy tính tích cực của bản thân trong học tập
TÁC DỤNG
Giúp giáo viên có điều kiện cung cấp lượng thông tin nhiều hơn, đối tượng tiếp nhận thông tin là học sinh cũng lớn hơn
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên truyền thụ thông tin một cách hệ thống, logic
KHÁI NIỆM
Dạy học cả lớp là hình thức tổ chức dạy học mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp học. Theo hình thức tổ chức dạy học này, hoạt động trong giờ học chủ yếu là giáo viên, học sinh làm việc ít và tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
LƯU Ý
Phối hợp hình thức dạy học đồng loạt cả lớp với các hình thức dạy học theo nhóm và cá nhân
Sử dụng hình thức này nên hướng vào các hoạt động định hướng nhiệm vụ học tập, HS trình bày báo cáo, GV bổ sung, kết luận vấn đề sau mỗi phần hoặc cuối bài học
VÍ DỤ
BÀI 2: NƯỚC ÂU LẠC (LỊCH SỬ - LỚP 4)
Sau khi đề cập tới sự ra đời của nước Âu Lạc, gv có thể kể chuyện về việc đấp thành Cổ Loa và nguồn gốc chiếc nỏ thần cho cả lớp nghe
DẠY HỌC THEO NHÓM
NHƯỢC ĐIỂM
Bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học dễ gây ồn, ảnh hưởng tới các lớp học khác
Do thời gian hạn định của tiết học, nếu tổ chức không hợp lí sẽ làm mất thời gian, bài dạy khó hoàn thành
LƯU Ý
Các nhóm chỉ trình bày ý kiến trước lớp, khi đã trao đổi thống nhất giữa các thành viên trong nhóm
GV cần linh hoạt trong việc chia nhóm theo từng tháng sao cho vừa thuận tiện trong việc theo dõi tổ chức học tập theo nhóm, vừa giúp các em ở các trình độ học tập khác nhau có thể trao đổi với nhau
Cần lựa chọn nội dung, chủ đề phù hợp cho hoạt động học tập theo nhóm, tránh hình thức
ƯU ĐIỂM
Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ mỗi hs có thể nhận rõ trình độ nhận thức của mình với bài học và thấy mình cần học hỏi thêm những gì
HS biết cách trình bày ý kiến của mình, biết nghe và lựa chọn để tiếp nhận ý kiến người khác và tâpj dượt chỉ huy người khác
HS dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của các bạn khác cùng hoàn thành nhiệm vụ hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ gv. Hiệu quả dạy học sẽ cao.
GV có điều kiện quan sát theo dõi giúp đỡ cho các hoạt động của hs
VÍ DỤ
BÀI 67: BỀ MẶT LỤC ĐỊA (TN- XH, LỚP 3)
Mục đích
Nhận biết được núi, đồi
Nhận ra sự khác nhau giữa núi, đồi
Yêu cầu thảo luận nhóm
Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong sgk trang 130 hoặc tranh ảnh (nếu có), thảo luận nhóm và hoàn thành bảng
Kết quả thảo luận là hs phân biệt được sự khác nhau giữa núi và đồi
TÁC DỤNG
Cho phép hs có nhiều cơ hội khám phá và diễn đạt ý tưởng của mình về vấn đề mà nhóm đang quan tâm
Tạo điều kiện cho hs học cách lắng nghe và lựa chọn thông tin từ bạn học để bổ sung vốn kiến thức, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình
Là dịp để hs phát huy vai trò trách nhiệm trong học tập, điều đó làm phát triển kĩ năng giao tiếp và tính cách của trẻ, gồm cả việc hợp tác, phối hợp với các bạn khác
Là cơ hội để hs tập dượt chỉ huy người khác
Gv có điều kiện tập trung quan sát, theo dõi hoạt động của từng hs, giúp các em giải quyết khó khăn trong quá trình học tập khiến hiệu quả dạy, học được nâng cao
KHÁI NIỆM
Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó hs được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. Hình thức tổ chức dạy học này khai thác được trí tuệ của tập thể hs, đồng thời hs đưpjc rèn luyện thông qua hoạt động tập thể
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO NHÓM
Tìm hiểu, điều tra một đề tài
Tiến hành thí nghiệm
Ôn tập và tổng kết kiến thức
Tiến hành trò chơi
Thảo luận một chủ đề
Kiểm tra chéo giữa các nhóm theo tiêu chí do GV đưua ra
DẠY HỌC CÁ NHÂN
ƯU ĐIỂM
Tạo ra mối quan hệ thân mật, hợp tác giữa gv và từng hs trên cơ sở tôn trọng nhân cách các em trong học tập
Thông qua giao việc cụ thể cho từng hs, buộc hs phải tích cực hoạt động, tự mình phát hiện ra kiến thức
GV có thể giúp đỡ những em kém, bồi dưỡng cho hs khá giỏi
Phù hợp với chương trình học tập dành cho những lớp ghép
NHƯỢC ĐIỂM
Tốn thời gian
TÁC DỤNG
Tạo ra sự bình đẳng để mỗi hs có thể phát triển theo năng lực và sở trường của mình
Giúp đỡ hs kém theo kịp chương trình học tập bằng cách gợi ý, tháo gỡ khó khăn trong cách làm bài, đồng thời tạo điều kiện để hs giỏi học giỏi hơn nữa bằng các gợi ý, hướng dẫn các bài tập phát triển, các bài tập nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo người tài cho đất nước
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁ NHÂN
Các bài tập thực hành, tự làm thí nghiệm, đồ chơi,...
Các hoạt động học tập độc lập
HS làm việc với phiếu học tập: Phiếu thực hành, phiếu kiểm tra, phiếu giao việc...
GV giúp đỡ cá nhân trong học tập nội khóa và ngoại khóa
LƯU Ý
GV nên nói vừa đủ để hai người nghe, không làm ảnh hưởng tới hs khác và cần khuyến khích người học trình bày ý kiến của mình
Thời gian hướng dẫn cho một cá nhân không nên kéo dài để có điều kiện dạy học cho số đông cả lớp
Cần sử dụng hợp lí các loại phiếu học tập
KHÁI NIỆM
Là hình thức GV dạy trực tiếp cho một cá nhân hoặc GV có thể sử dụng các tài liệu, phương tiện dạy học giao việc cụ thể cho từng hs. GV cũng có thể yêu cầu từng em tự làm một số thí nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng dạy học, điều tra... Từng hs hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
VÍ DỤ
BÀI 19 - VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ (LỊCH SỬ, LỚP 4), gv có thể làm một phiếu học tập
DẠY HỌC NGOÀI THIÊN NHIÊN
NHƯỢC ĐIỂM
Môi trường có thể tác động tới kết quả học tập và sức khỏe của gv và hs
Tốn thời gian đi lại, ổn định tổ chức lớp ảnh hưởng đến kết quả tiết học
Khó quản lí HS
LƯU Ý
Những tác động của môi trường tới thời điểm diễn ra tiết học làm ảnh hưởng khả năng sử dụng các PPDH
GV cần tìm hiểu kĩ hiện trường tiết học, chuẩn bị tốt giáo án phù hợp với dạy học ngoài lớp
Môi trường học tập phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe hs và nề nếp học tập chung của trường
ƯU ĐIỂM
Các em vừa nâng cao hiệu quả quan sát vừa tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy
HS có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường sống xung quanh
Thích hợp cho việc sử dụng các PPDH, dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho hs
Là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tưong trợ học hỏi lẫn nhau
TÁC DỤNG
Thông qua việc quan sát thiên nhiên, hs thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
Hình thành cho các em biểu tượng cụ thể, sinh động về thế giới tự nhiên - xã hội xung quanh
Gây hứng thú học tập cho hs
THAM QUAN
TÁC DỤNG
Giúp hs có điều kiện tiếp cận với thực tiễn để nhận thức cac quy tắc giao tiếp xã hội, tuân thủ luật pháp, nâng cao ý thức tập thể tinh thần tương trợ trong cộng đồng
Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi môi trường góp phần giáo dục thể chất cho hs
Tạo điều kiện để hs tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội xung quanh làm cho hs vừa giúp các em có các biểu tượng sinh động cụ thể vừa giúp các em bổ sung, mở rộng nhận thức ra cả hoạt động bên ngoài nhà trường. Các em cũng có điều kiện vận dụng kiến thức học tập vào đời sống
MỘT SỐ HÌNH THỨC THAM QUAN
Tham quan các di tích lịch sử và các nhà bảo tàng
Tham quan các cơ sở kinh tế: các nhà máy, đồng ruộng, cảng biển
Tham quan các cơ sở văn hóa, xã hội ở địa phương
Tham quan môi trường tự nhiên
KHÁI NIỆM
Tham quan là một hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp giúp hs tìm hiểu những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị của gv
Có kế hoạch khoa học, tỉ mỉ cho từng buổi tham quan
GV cần chuẩn bị các câu hỏi định hướng tham quan, các hình thức tổ chức dạy học trong khi tiến hành tham quan
Lập kế hoạch tham quan cho năm học để có kế hoạch chuẩn bị
Các hình thức giúp hs thu thập thông tin: quan sát, phỏng vấn, thu thập hiện vật, tư liệu, tranh ảnh...
Chuẩn bị tốt hậu cần đối với cuộc tham quan chi phù hợp: thuốc chữa bệnh, thực phẩm, quần áo cho hs
Chuẩn bị của hs
Chuẩn bị tư trang, thực phẩm, nước uống... cần thiết cho chuyến đi
Chuẩn bị giấy bút ghi chép, túi đựng các vật thu thập...
Bước 2: Tiến hành tham quan
Khi đến các địa điểm tham quan, GV cần yêu cầu hs chào hỏi lễ phép. Khi tham quan phải tôn trọng các quy định về giao tiếp xã hội, tiếp xúc với máy móc, hiện vật an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trường, chú ý bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe
Trong khi tham quan cần hướng dẫn hs quan sát, ghi chép, trả lời các câu hỏi của hs
Bước 3:Tổng kết tham quan
GV hướng dẫn hs viết báo cáo thu hoạch sau buổi tham quan
Đánh giá hs về mặt nhận thức, ý thức chấp hành các quy định trong chuyến tham quan
GV giải đáp những thắc mắc còn tồn tại của hs
LƯU Ý
Tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của hs thuận lợi
Dự kiến trước các tình huống không thuận lợi có thể xảy ra để có kế hoạch khắc phục
Quy định về kỉ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan
Phổ biến trước nhiệm vụ học tập cho cả lớp
Cuối đợt giáo viên tóm tắt kết quả tham quan
Tổng kết tham quan có thể diến ra dưới hình thức đàm thoại giữa gv và hs. Đối với hs lớp 4, 5 có thể cho hs viết thu hoạch dưới dạng trả lời câu hỏi