Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KĨ THUẬT DẠY HỌC MẢNH GHÉP - Coggle Diagram
KĨ THUẬT DẠY HỌC MẢNH GHÉP
Ưu - Nhược điểm
Ưu điểm: KTDH các mảnh ghép là một KTDH tích cực
Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá)
KTDH các mảnh ghép giúp HS rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở hợp tác. Thông qua hoạt động học tập hợp tác mà các em có thể cùng làm việc với nhau những việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định
Cho phép HS diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình
Làm việc theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại giữa HS, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập
Đem lại cho HS cơ hội được sử dụng kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện
GV có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của HS trong học tập
Tổ chức cho HS học tập theo nhóm giúp các em nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt các em sẽ mạnh dạn hơn ít sợ mắc phải sai lầm
Nhược điểm
Các nhóm có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân nào đó cố tình đưa ra ý kiến, để điều khiển cả nhóm (“bắt cóc’’ nhóm, hiện tượng chi phối, tách nhóm); các thành viên không lắng nghe ý kiến của nhau hoặc chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng
Bị hạn chế bởi thời gian: do thời lượng của 1 tiết ở tiểu học là 40 phút nên khi tổ chức cho HS thảo luận nhóm nếu tổ chức không tốt sẽ ảnh hưởng đến các tiết học khác
Công việc nhóm không phải lúc nào cũng mang lại kết quả mong muốn. Nếu được tổ chức và thực hiện kém, sử dụng một cách tùy tiện không có sự lựa chọn thích hợp nó thường dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự định sẽ đạt
GV khó có thể bao quát được hết cả lớp do số lượng HS của 1 lớp đông vì vậy có thể có những nhóm sẽ hoạt động tự do, không có ai điều khiển
Cách tiến hành
B3: Tổng kết và nhận xét
B1: Chia nhóm và đưa ra nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia
B2: Tiến hành thảo luận theo 2 vòng
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành cách nhóm (khoảng từ 3-6 người). Mỗi nhóm được giao 1 nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. VD: Nhóm 1: Nhiệm vụ A; Nhóm 2: Nhiệm vụ B; Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 người từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3...), gọi là nhóm mảnh ghép
Các câu hỏi và trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Tác dụng
Việc tiếp thu kiến thức của mỗi thành viên trong nhóm trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải sự tiếp nhận thụ động từ GV. Qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp
Kích thích sự tham gia tích cực của HS
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác: Thông qua sự hợp tác, tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận, mỗi HS đều được tự do bộc lộ ý kiến, hiểu biết cá nhân, điều chỉnh hoặc bác bỏ ý kiến
Giúp HS không thể ỷ lại vào một vài thành viên năng động và nổi trội nào trong nhóm
Làm tăng tính đoàn kết, hợp tác
Khái niệm
Kỹ thuật dạy học mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác
Các kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS
Ví dụ: Bài cộng đồng địa phương (lớp 1)
Bước 1: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 4 người. Câu hỏi đưa ra cho 6 nhóm:
Hãy nêu các tín hiệu giao thông
Các tín hiệu có màu gì?
Màu đỏ báo hiệu điều gì?
Màu xanh báo hiệu điều gì?
Màu vàng báo hiệu điều gì?
Nêu ý nghĩa của các biển báo giao thông sau?
Bước 2: Vòng 1: Đầu tiên nhóm chuyên gia mỗi thành viên trong nhóm sẽ thảo luận về ý nghĩa của các biển báo và mô tả lại bằng việc vẽ biển báo mà nhóm mình đã nghiên cứu
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép sẽ được tổ hợp lại bằng các thành viên của các nhóm chuyên gia ban đầu rồi thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu bài tập cô đã giao
Bước 3: GV tổng kết và nhận xét bài học