Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
3 kĩ thuật dạy học KHHTN, image, image, image - Coggle Diagram
3 kĩ thuật dạy học KHHTN
Kĩ thuật tạo nhóm
Khái niệm: Là kĩ thuật dạy học trong đó GV là người tổ chức cho HS chia thành các nhóm để thực hiện giải quyết các nhiệm vụ học tập. Thông qua đó HS có thể tích cực tương tác và trao đổi nhằm hình thành được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng và tích lũy được vốn kinh nghiệm.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Trong kĩ thuật này các thành viên còn có thể biểu quyết 1 cách làm khác với các kĩ thuật khác
tạo ra 1 lượng lớ n ý tưởng cho ván đè cần giải quyết
khắc phục được hiệu quả 2 vấn đề gây ra sự tương tác nhóm
thứ 1 :các thành viên trong nhóm đưa ra ý tưởng 1 cách miễn cưỡng bởi vì sợ bị chỉ trích , hoặc họ là nguoqif nhút nhát hay ít nói
thứ 2: là công cụ tiết kiệm thời gian trong việc thảo luận
Nhược điểm
Người tổ chức hướng dẫn phải luôn có kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống mà các nhóm đưa ra
Nhược điểm lớn nhất của kĩ thuật này là chỉ giải quyết được duy nhất vấn đề tại 1 thời điểm
Về vấn đề thời gian cho sự chuẩn bị các dụng cụ kĩ càng và phải lên kế hoạch trước thật cẩn thận
Cách thực hiện
Bước 1. Làm việc chung cả lớp
GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)
Bước 2. Làm việc theo nhóm
Lập kế hoạch làm việc
Thỏa thuận quy tắc làm việc
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo
Lưu ý
Phải đảm bảo tất cả các HS được tham gia thảo luận nhóm
Tùy vào yêu cầu bài học mà Gv sẽ chia nhóm theo các hình thức khác nhau
Cần quy định thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm
Ví dụ: Lớp 3: Bài 43: Rễ cây
Cách tiến hành
GV giới thiệu về rễ cây và giao cho các nhóm tìm hiểu các loại rễ cây
Chia lớp làm 2 nhóm tìm hiểu rễ cọc và rễ chùm
Các nhóm tìm hiểu, hình dáng, đặc điểm và các cây có rễ mà mình tìm hiểu
Đại diện từng nhóm lên trình bày bài nhóm mình tìm hiểu
GV tổng kết, nhận xét và đánh giá
Kĩ thuật thẻ bậc thang
Khái niệm: là kĩ thuật dạy học tích cực phát triển khả năng hợp tác, tư duy, phê phán và đưa ra quyết định cho HS
Tác dụng
Giúp HS xác định theo thứ tự ưu tiên những ý tưởng hoặc những thông tin về vấn đề học tập (hoặc các vấn đề khác)
Tạo cơ hội cho HS thảo luận cho những lựa chọn theo thứ tự ưu tiên cuarm mình xác định
Lưu ý
Cách bố trí lớp học phải hợp lí, HS ở gần nhau để trao đổi bài với các nhóm khác, và đủ rộng để các e thỏa mái thảo luận với các HS khác trong nhóm
GV tổ chức xếp bàn ghế hợp lí giữa các nhóm để tạo ra 1 hệ thống lớp học phù hợp với việc sử dụng kĩ thuật này
GV cần hướng dẫn các em cách so sánh giữa các nhóm và cách đặt câu hỏi sao cho hợp lí
Cách tiến hành
Chia nhóm và mỗi thành viên trong nhóm nhận 1 số thẻ
HS xếp các thẻ theo thứ tự quan trọng giảm dần hoặc tăng dần theo hình bậc thang để tìm hiểu vấn đề
HS các nhóm so sánh sự khác nhau giữa các nhóm
Mỗi nhóm có quyền đặt ra tổng số 5 câu hỏi cho tất cả các nhóm khác trong lớp với ựu khác nhau giữa nhóm mình với nhóm bạn
Ví dụ: Lớp 4. Bài 66. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Cách tiến hành
Chia lớp thành 4 nhóm, các thành viên trong nhóm nhận 1 con vật, cây cối, sinh vật
HS sắp xếp các con vật, cây cối, sinh vật thành một chuỗi thức ăn
Các nhóm so sánh sự khác nhau giữa các nhóm
Đặt câu hỏi cho nhóm khác với sự khác nhau của nhóm mình và nhóm bạn.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Phát triển các kĩ năng tư duy, thảo luận, phân tích và đặt câu hỏi cho HS
Phát triển khả năng làm việc nhóm
Nhiệm vụ giao theo nhóm nên tất cả các thành viên phải thực hiện nhiệm vụ
Tạo cơ hội cho HS được thảo luận với nhau
Nhược điểm
GV tổ chức không hợp lý sẽ có thể gây mất thời gian
HS thảo luận có thể có nhiều ý kiến khác nhau nên dẫn đến tranh cãi
HS chưa biết đặt câu hỏi trọng tâm dành cho các nhóm khác
Kĩ thuật mảnh ghép
Khái niệm: Là hình thức học tập hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp; kích thích sự tham gia tích cực của HS, nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác
Tác dụng
Phát huy tối đa hình thức tích cực của người học
Hình thành và phát triển các năng lực: giao tiếp, hợp tác, tư duy sáng tạo
Cách tiến hành
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)]
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Đào tạo sâu kiến thức trong từng lĩnh vực; phát triển tinh thần làm việc nhóm; phát huy trách nhiệm của từng cá nhân
Nhược điểm: - Kết quả thảo luận vào vòng 1, nếu vòng thảo luận này không chất lượng thì cả hoạt động sẽ không hiệu quả
Nếu số lượng thành viên không được tính toán kỹ sẽ dẫn đến tình trạng nhóm thừa, nhóm thiếu
Không được sử dụng cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràng buộc với nhau
Ví dụ:Lớp 4 Bài 38. Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão
Cách tiến hành
Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu lần lượt, gió cấp 2,5,7,9
Cả nhóm tìm hiểu sâu nội dung mình phải tìm hiểu rồi thảo luận để cả nhóm có thể trả lời tất cả các nội dung liên quan đến phần tìm hiểu của nhóm mình.
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành các nhóm mới gồm 8 người: 2 người nhóm 1, 2 người nhóm 2, 2 người nhóm 3,2 người nhóm 4 thành 1 nhóm 8 người.
Các nhóm mới chia sẻ cho nhau nội dung mình tìm hiểu vừa rồi, để các thành viên nắm bắt và hiểu hết về các gió ở cấp 2,5,7,9.
Lưu ý
Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề
Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,...,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn)
Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm
Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự