Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC - Coggle Diagram
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC
Những vấn đề lí luận cơ bản về nhà nước
Bản chất của nhà nước: luôn là vấn đề có tính thời sự, là trung tâm mọi vấn đề chính trị và mọi tranh luận chính trị
Về tính xã hội của nhà nước: nhà nước huy động và tập hợp mọi tầng lớp, lực lượng trong xã hội vào việc thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế, duy trì trật tự xã hội, giải quyết các vấn đề phát sinh trong nội bộ đất nước và liên quan đến các quốc gia, tổ chức quốc tế khác
Về tính giai cấp nhà nước: thể hiện ở chỗ nhà nước là bộ máy độc quyền do giai cấp cầm quyền trong xã hội tổ chức ra. Nhà nước theo nghãi đúng của nó là bộ máy để trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
Đặc trưng của nhà nước
Thứ hai, nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực hiện quản lí dân cư theo lãnh thổ
thứ ba, nhà nước đại diện cho chủ quyền quốc gia
Thứ nhất, nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt, thực hiện quyền lực thông qua bộ máy cai trị
thứ năm, nhà nước có quyền đặt ra các loại thuế và thực hiện các chính sách tài chính
thứ tư, nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật
Khái niệm bản chất của nhà nước
Nguồn gốc nhà nước theo quan điểm của các nhà tư tưởng phi Mác- xít:
Theo thuyết gia trưởng nhà nước là kế tục sự phát triển tự nhiên của tổ chức gia đình trên bình diện xã hội, do đó là hiện tượng khách quan tổn tại cùng sự phát triển của con người, là hiện tượng tự nhiên của xã hội
các nhà tư tưởng theo thuyết bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác
Các nhà tư tưởng thần học: nhà nước như là một lực lượng siêu tự nhiên, do thượng đế tạo ra duy trì và ổn định xã hội, quyền lục của nhà nước là tồn tại bất biến, nhà nước tồn tại vĩnh cửu
nhà nước là hiện thực của ý niệm đạo đức, là hiện tượng lý tính, là sản phẩm của tư duy con người, do con người nghĩ ra và đặt tên cho nó
Các nhà tư tưởng tư sản cho rằng nhà nước không phụ thuộc vào các quan điểm tôn giáo là kết quả của khuế ước hợp đồng. Quyền nhà nước thuộc về dân
Quan điểm chủ nghĩa Mác- Leenin về nguồn gốc nhà nước
Theo học thuyết này, nhà nước không phải hiện tương xã hội vĩnh viễn bất biến, không phải do con người tựu nghĩa ra hay áp đặt từ bên ngoài xã hội. Nhà nước là một lực lượng xuất hiện một cách khách quan do nhu cầu của xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định
Nhà nước là một sản phẩm của xã hội có quá trình phát sinh tiêu vong, phát triển với những nguyên nhân khách quan. Nhà nước sẽ diệt vong nếu những nguyên nhân khách quan đó biến mất
Với tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, gia đình thần thánh đã đặt nền tàng lí luận cho chủ nghĩa Mac-Lenin
Các giai đoạn của xã hội
Sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy và sự xuất hiện nhà nước: xã hôi nguyên thủy trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn
Lần thứ nhất: nghề chăn nuôi tách khỏi nghề trồng trọt
Lần thứ hai: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp do sự kiện con người biết dùng kim loại
lần thứ ba: nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ ra đời, thương mại phát triển tầng lớp thương nhân xuất hiện làm cho của cải vật chất tích tụ và tập trung
Chế độ cổng sản nguyên thủy: Là chế độ đầu tiên của người, xuất hiện từ động vật bậc cao qua ngôn ngữ nền kinh tê tự nhiên thấp kém, xã hội chưa có giai cấp, nhà nước dựa trên chế độ sở hữu chung của cộng đồng tư liệu sản xuất
Như vậy , nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện nhà nước là do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Leenin nhận định, Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp không thể diều hòa được. Bất cứ ở đâu và hễ lúc nào chừng nào về mặt khách quan những mâu thuẫn cơ bản không giải quyết được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại sự tồn tại của nahf nước chứng tỏ mâu thuẫn giai cấp không thể giải quyết được
Chức năng của nhà nước
Căn cứ vào nội dung hoạt động và tính chất quyền năng
hành pháp: tổ chức thực hiện pháp luật
Tư pháp bảo vệ pháp luật
Lập pháp
Ban hành pháp luật
xây dựng
Căn cứ vào phạm vi tác động
Chức năng đối nội: là phương diện của nhà nước trên tất cả các phạm vi lãnh thổ quốc gia
Chức năng kinh tế
chức năng xã hội
Chức năng chính trị
Chức năng củng cố và bảo vệ pháp luật
Chức năng đối ngoại: là phương diện hoạt động nhà nước trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc
Căn cứ vào lĩnh vực tác động của nhà nước
Chức năng kinh tế
Chức năng xã hội
chức năng trấn áp
Chức năng phòng thủ đát nước
Chức năng hợp tác quốc tế
Kiểu nhà nước
Nhà nước phong kiến
Cơ sờ kinh tế của nhà nước này là quan hệ sản xuất phong kiến được đặc trung bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đát và sự bóc lột một phần sức lao động của nông dân.
Cơ sở xã hội của nhà nước: có hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân. địa chủ quý tộc nắm phần lớn ruộng đất chiếm ti lệ tối thiểu có quyền thu tô thuế của người dân
Là kiểu nhà nước bóc lột thứ hai trong lịch sử xã hội loài người. Là công cụ chuyên chế của giai cấp phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp lao động khác
nhà nước tư sản
Bản chất là công cụ thiết lập và bảo vệ
chế độ dân chủ tư sản
Cơ sở kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất và chế độ bóc lột bằng thặng dư lợi nhuận
Ra đời trên cơ sở của một cuộc cách mạng cải tiến xã hội do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm thiết lập chính quyền giai cấp này
Nhà nước chủ nô
Giai cấp chủ nô nắm trong tay quyền lực chính trị, trấn áp giai cấp nô lệ
Là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử nhân loại và là kiểu nhà nước bóc lột đầu tiên xuất hiện trên cơ sở sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy
nhà nước xã hội chủ nghĩa
Là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Học thuyết Mác chỉ ra rằng: sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác trong lịch sử là tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái kinh tế xã hội
Nhiệm vụ là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện công bằng xã hội
Hình thức nhà nước: là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước
Nhà nước liên bang
Nhà nước đơn nhất
Chế độ chính trị
Phương pháp dân chủ
Phương pháp phản dân chủ
Hình thức chính thể: là cách tổ chức và trình tự để lập ra cơ quan mang quyền lực tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan nhà nước. có hai hình thức chính là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa
Chính thể quân chủ: quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu theo
nguyên tắc kế thừa
Chính thể quân chủ chuyên chế: người đứng đầu có quyền hành tuyệt đối
Chỉnh chủ quân chủ lập hiến: Người đứng đầu cí quyền hành một phần
Chính thể cộng hòa: quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân
Cộng hòa đại nghị:quyền lực bao gồm quyền lập pháp
Cộng hòa tổng thống: hành pháp và lập pháp là độc lập
Bộ máy nhà nước
Khái niệm bộ máy nhà nước
Là thiết chế đặc biệt, là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của nhà nước. Nhờ có bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước dược thực hiện và phát huy hiệu lực, chức năng nhà nước được triển khia cac mục tiêu kế hoạch được thực hiện
Là hệ thống các cơ quan nhà nước được thiêt lập ra những nguyên tắc trình tự thủ tục và luật định để vận hành thực hiện các chức năng nhiệm vụ và quyền lực trong thời hạn cụ thể
Là thiết chế được hình thành nhằm đảm bảo cho cơ chế quyền lực của nhà nước có quyền lực và hiệu quả. Điều kiện kinh tế xã hội và xu thế thời đại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước
Bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, có những đặc điểm cơ bản sau
Thứu nhất, cơ quan nhà nước có kết cấu thống nhất gồm nhiều bộ phận hợp thành để thực hiện các chế độ công vụ mang tính đặc thù của mỗi loại cơ quan nhà nước cụ thể
Thứ hai, cơ quan nhà nước có quyền nhân danh nhà nước và mang quyền lực nhà nước khi thực thi nhiệm vụ
Thứ ba, trong cơ quan nhà nước có các công chức viên chức được tuyển dụng, bổ dụng và được hưởng lương từ nhà nước
Thứ tư, cơ quan nhà nước được thành lập theo ý chí của nhà nước với các điều kiện, thù tục pháp luật quy định
Thứ năm, cơ quan nhà nước là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận
Cơ cấu bộ máy nhà nước
Là cấu trúc bên trong và trật tự sắp xếp các bộ phận hợp thành các bộ máy nhà nước và các mối quan hệ tương hỗ giữa chúng
Tuy bộ máy nhà nước từng quốc gia đều không giống nhau nhưng thường bao gồm các cơ quan tổ chức và thi hành thực thi luật pháp gồm quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nguyên tắc"Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp"
Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Nguyên tắc bảo đảm chủ quyền nhân dân
Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội
Chủ tịch nước
Chính phủ
Tòa án nhân dân và Viện kiểm soát nhân dân
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Tòa án nhân dân cấp huyện
Tòa án nhân dân cấp cao
tòa án quân sự
Tòa án nhấn dân tối cao: là cơ quan xét xử cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
bộ máy giúp việc: gồm các vụ và các đơn vị tương đương
Hội đồng thẩm phán: có từ 13-17 thành viên gồm Chánh án, các Phó chánh án và các thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Chính quyền địa phương
Hội đồng bầu cử quốc gia
Kiểm toán nhà nước
Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Là nhà nước của Nhân dân do Nhân dân vì Nhân dân
Là nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn
Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Là nhà nước thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
Là nhà nước thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị với các nước trên thế giới
Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giai đoạn hình thành nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn bộ đất nước