Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các kĩ thuật dạy học tích cực - Coggle Diagram
Các kĩ thuật dạy học tích cực
Kĩ thuật Động não
Khái niệm
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc” các ý tưởng).
Quy tắc của Động não
Khuyến khích số lượng các ý tưởng
Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày
Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên
Ưu, Nhược điểm
Nhược điểm
Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp
Có thể có một số HS "quá tích cực", số khác thụ động. Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não
Có thể đi lạc đề, tản mạn
Ưu điểm
Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể
Huy động được nhiều ý kiến
Không tốn kém
Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia
Dễ thực hiện
Cách tiến hành
B1: dẫn dắt vào chủ đề và xác định rõ vấn đề.
B2: Các thành viên đua ra ý kiến, trong khi thu thập ý kiến không đánh giá nhận xét. Mục đích huy động nhiều ý kiến.
B3: kết thúc việc đưa ra ý kiến.
B4: đánh giá, rút ra kết luận.
Ví dụ: Bài 25 "Ô nhiễm nước"
GV chia nhóm, các nhóm bầu ra nhóm trưởng, các nhóm nhận nhiệm vụ: nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay
Nhóm trưởng chia nhiệm vụ: ai tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nước sinh hoạt? ai tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông, suối, biển?... và đặt ra thời gian suy nghĩ. Sau khi suy nghĩ các thành viên nêu ra ý kiến cá nhân, thư kí ghi chép lại toàn bộ những nguyên nhân đã nêu của mỗi người.
Mọi người trong nhóm tìm ra những nguyên nhân trùng nhau và loại bỏ bớt, xóa bỏ những nguyên nhân không hợp lí và tổng hợp kết quả. Nhóm cử đại diện trình bày trước lớp về các nguyên nhân gây ô nhiễm nước.
GV rút ra kết luận
Lưu ý
Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày.
Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;
Kĩ thuật băng chuyền
khái niệm
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính kết hợp tương tác giữa nhóm học sinh từ đó tổng hợp nên kiến thức của học sinh
ưu điểm
Có được sự tham gia thu hút của toàn học sinh với nhóm
Phát huy tính tích cực của học sinh trong giải quyết vấn đề giúp học sinh có kỹ năng hợp tác làm việc nhóm
Giải quyết vấn đề xử lý thời gian chia sẻ kinh nghiệm
nhược điểm
Mất thời gian chuẩn bị khó tập hợp ý kiến học sinh
Mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung của vấn đề lên chỉ hiểu sâu về một nội dung đó mà chưa có sự tình hiểu rộng bao quát
Cách tiến hành
Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giáy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
GV nhận xét, kết luận
Ví dụ
GV đưa ra một chủ đề: Em hãy nêu hiểu biết của mình về Thành phố Hồ Chí Minh..
Gv phân nhóm tìm hiểu từng nội dung: Vị trí địa lí, lịch sử hình thành, con người, danh lam thắng cảnh, kinh tế,...mỗi nhóm làm một nội dung rồi truyền nhau để có được một tờ tổng kết đầy đủ
Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo
GV nhận xét, kết luận
tác dụng
phát triển được các năng lực về giao tiếp hợp tác giải quyết vấn đề
tất cả các học sinh được tham gia vào quá trình hoạt động ,ai cũng có nhiệm vụ
Kĩ thuật xương cá
Khái niệm
là một dạng biểu kỹ thuật đồ họa có hình dạng giống xương cá hay còn gọi là biểu đồ nguyên nhân-kết quả, là phương pháp nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp .
ưu điểm
giúp học sinh hình thành khả năng hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học
phát triển khả năng tư duy cho học sinh nhờ việc hệ thống hóa kiến thức
tạo không khí học tập sôi nổi cho các em
tác dụng
Đưa ra một cấu trúc, định hướng cho việc xác định nguyên nhân. -> Giúp cho việc xác định nguyên nhân nhanh chóng và hiệu quả.
Khi áp dụng biểu đồ này, người dùng sẽ có khả năng tìm ra các nguyên nhân tiềm tàng và nguyên nhân cốt lõi gây nên vấn đề.
Nhìn vào biểu đồ xương cá này, người đọc sẽ cóhình dung đầy đủ nguyên nhân của một vấn đề . Việc lập biểu đồ sẽ chỉ rõ từng nguyên nhân, từ đó có thể đưa ra hướng giải pháp cụ thể cho từng nguyên nhân một.
lưu ý
Cần nhìn vấn đề một cách tổng thể toàn diện để có thể tìm ra đầy đủ tất cả các nguyên nhân có thể có.
Cần có sự tham gia của tất cả những người có liên quan đến vấn đề, từ người quản lý đến người liên quan trực tiếp và liên quan gián tiếp đến vấn đề. Vấn đề cần được xem xét, phân tích, cần có sự trao đổi ý kiến giữa các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp.
Người xây dựng biểu đồ cần biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến mà những người có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến vấn đề đã đưa ra, tổng hợp, tóm gọn các ý kiến lại.
Sau khi xây dựng , cần đưa biểu đồ ra để toàn bộ các thành viên review lại, bổ sung và chỉnh sửa nếu cần. Ngoài ra có thể hỏi thêm ý kiến của một vài người khác có kiến thức về hoạt động của quá trình
Nhược điểm
Không phải bài học nào cũng có thể áp dụng được
Tốn thời gian
Lớp học dễ lộn xộn, mất trật tự
Cách tiến hành
B1: Xác định vấn đề cần quan tâm
B2: Tìm những nội dung chính
B3: Tìm những nội dung phụ
B4: Chọn lọc và đưa ra kết luận
Ví dụ
Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2( Lịch sử và địa lý 4 )
B1: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân Tống
B2: Tìm hiểu những nội dung chính + Những chuẩn bị của nhà Lý + Diễn biến cuộc kháng chiến + Kết quả cuộc kháng chiến
B3: Tìm những nội dung phụ : Chuẩn bị: + Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt + Lý Thường Kiệt chia quân thành 2 đạo quân
Lý Thường KIệt cho quân đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống - Diễn biến: + Năm 1076 với 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu của quân Tống
Lý Thường Kiệt đánh quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt - Kết quả: Quân Tống bại trận
B4: GV đưa ra kết luận