Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nhóm 1: Một số kĩ thuật dạy học - Coggle Diagram
Nhóm 1: Một số kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật Khăn trải bàn
Khái niệm: Là kĩ thật tổ chức hoạt động học tập mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm của học sinh thông qua sử dụng phiếu học tập được bố trí như khăn trải bàn
Tác dụng
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của học sinh
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh và học sinh
Cách tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận có tính mở , phát cho mỗi nhóm phiếu học tập ( dạng 1 tờ giấy A0)
Bước 2: Làm việc cá nhân: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, ghi câu trả lời của mình vào phần giấy A0
Bước 3: Thảo luận, thống nhất ý kiến chung: Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời. Viết những câu trả lời của nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn ( giấy A0)
Ý nghĩa
Giúp hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá , giỏi
Đây là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực thường được sử dụng trong dạy học khoa học tự nhiên và các môn học khác
Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết ở học sinh
Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hoá ở học sinh
Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác
Kĩ thuật ổ bi
Khái niệm
Kĩ thuật "Ổ bi" là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Giúp học sinh khai thác được nhiều khía cạnh của vấn đề
Phát triển kĩ năng tư duy đặt câu hỏi , giao tiếp, phản biện, phân tích tổng hợp
Giúp học sinh hình thành được thói quen tương tác trong học tập
Giúp học sinh chấp nhận và đào sâu giả thiết của mình
Nhược điểm
Gây lộn xộn
Khó kiểm soát từng cá nhân
Chậm tiến độ của lớp do thiếu kiến thức hoặc kĩ năng
Lưu ý
Phân bố thời gian hợp lí
Không gian lớp học đủ điêu
Lựa chọn vấn đề phù hợp , thiết thực, tạo hứng thú
Cách tiến hành
B2:Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới
B3: Nhận xét, đánh giá
B1: Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác
Ví dụ : Bài 36 Vệ sinh môi trường
Bước 2: Sau 1 khoảng thời gian quy định, HS vòng trong chuyển chỗ theo vòng quay của kim đồng hồ
Bước 3: Giáo viên nhận xét và đánh giá
B1:Bước 1: Chia lớp học thành 2 nhóm: 1 nhóm ngồi ngoài và 1 nhóm ngồi trong. Đưa ra vấn đề.
VD: Tránh tình trang vứt rác trong lớp học.
Kĩ thuật tia chớp
Khái niệm
một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Quy tắc thực hiện
Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận
Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;
Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị
Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
Lưu ý
Gv phải hướng dẫn hs nêu lên ý kiến của mình bằng cách gợi mở
Giáo viên phải biết lựa chọn những vấn đề nổi bật ,trọng tâm
Ưu điểm
cải thiện không khí học tập trong lớp
các thành viên được trình bày ý tưởng
Thu thập nhanh các ý tưởng
rèn luyện khả năng phản xạ, tư duy nhanh gọn, nhạy bén.
Nhược điểm
Có thể có HS thụ động, phản xạ chậm gây ảnh hưởng đến tình trạng lớp học
có thể có các ý kiến lan man, xa chủ đề, GV cần chủ động xử lí tình huống cho phù hợp.
Ví dụ minh họa bài 5'' Vùng biển nước ta"( Lịch sử và địa lí lớp 5)
Sau khi xem xong đoạn video,giáo viên sử dụng kĩ thuật dạy học tia chớp giúp học sinh gợi nhớ lại những kiến thức về vùng biển Việt Nam.Gọi nối tiếp học sinh trả lời nhanh (khoảng 8-10 HS)
Đường bờ biển
diện tích
2 quần đảo lớn
danh lam thắng cảnh biên nổi tiếng
Tài nguyên biển
Tiếp tuc sử dụng kĩ thuật này cho hs nêu lên các cảm nhận,suy
nghĩ của mình về biển đảo Tổ quốc
Gv cho hs xem đoạn video
Hs nhận xét ,bổ sung,đưa ra kết luận
Giáo viên nhận xét,lồng ghép các
bài học đaọ đức
Bảo vệ môi trường tài nguyên biển
Tự hào,yêu vẻ đẹp của biển,yêu đất nước