Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ - Coggle Diagram
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
Điều tra thống kê
Những vấn đề chung của điều tra thống kê
Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê
Điều tra thống kê là việc tổ chức khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian
Đáp ứng được những yêu cầu về lý thuyết và thực tế đặt ra
Thứ nhất, là căn cứ để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của từng đơn vị, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Thứ hai, điều tra thống kê cung cấp những luận cứ chính xác cho việc phân tích, phát hiện tìm ra những yếu tố tác động, những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp thúc đấy hiện tượng phát triển theo hướng có lợi nhất
Thứ ba, tài liệu điều tra thống kê cung cấp có hệ thống và là căn cứ vững chắc cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng và dự đoán xu hướng biến động của chúng trong tương lai
Nhiệm vụ chung của điều tra thống kê là thu thập đầy đủ thông tin cần thiết về hiện tượng nghiên cứu, làm cơ sở cho việc phân tích.
Điều tra thống kê được thực hiện với
Khi cần bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện báo cáo thống kê
Thu thập thông tin từ các cá nhân, hộ gia đình và các đơn vị
Thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức không phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê
Thu thập thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất
ý nghĩa điều tra thống kê: Cung cấp thông tin cho cả quá trình điều tra thống kê
Các yêu cầu điều tra thống kê
Trung thực
Kịp thời
Chính xác- khách quan
Đầy đủ
Theo phạm vi điều tra
Điều tra không toàn bộ:Là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung
Điều tra chuyên đề
Không dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ đánh giá tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu
Thường dùng nghiên cứu vấn đề mới phát sinh, nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến hoặc phân tích tìm nguyên nhân yếu kém của các đơn vị lạc hậu
Chỉ được tiến hành trên một số ít, thậm trí chỉ 1 đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó nhằm rút ra vấn đề cốt lõi
Điều tra trọng điểm: chỉ tiên hành điều tra ở bộ phận chủ yếu nhất của tổng thể chung, dùng để nắm bắt tình hình cơ bản của hiện tương
Điều tra chọn mẫu: Là một loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị để điều tra thực tế
VD: để đánh giá chất lượng sản phẩm được sản xuất ra tại một nhà máy, người ta chỉ chọn ra một số sản phẩm trong lô để xem xét chất lượng
Kết quả điều tra chọn mẫu sẽ là cơ sở đánh giá chất lượng chung của toàn bộ lô sản phẩm
Điều tra toàn bộ: Là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kì đơn vị nào
Là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho các nghiên cứu thống kê
Là cơ sở để tính được các chi tiêu tổng hợp cho cả tổng thể, cung cấp số liệu chi tiết cho từng đơn vị
Ít được tiến hành thường xuyên và thường được giới hạn ở một số nội dung chủ yếu
Điều tra thường xuyên và không thường xuyên
Điều tra thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu một cách liên tục, có hệ thống và thường là theo sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng
Theo dõi số công nhân đi làm hàng ngày
Việc ghi chép số sản phẩm xuất nhập tại các kho hàng mỗi ngày
Điều tra chấm công lao động
Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu nhập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách không liên tục không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng
Tiến hành với đối tượng ít biến động biến động chậm
Hình thức chủ yếu là điều tả chuyên môn
vd: các cuộc điều tra dân só tiền hành 10 năm một lần ở nước ta,..
Phương án điều tra thống kê: Là văn kiện hướng dẫn thực hiện cuộc điều tra, trong đó xác định rõ những khái niệm, các bước cần tiến hành, những vấn đề cần giải quyết, cần được hiểu thống nhất trong suốt quá trình thực hiện
Bước 2: Xác định phạm vi, đối tượng, và đơn vị điều tra
bước 1: Xác định mục đích điều tra
Bước 3: Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra
Bước 4: Chọn thời điểm thời kì và thời hạn điều tra
Bước 5: Lựa chọn phương pháp điều tra và tổng hợp số liệu
Bước 6: Lập kế hoạch tuyển chọn và tập huấn cho điều tra viên
Bước 7: Thiết lập phương án chọn mẫu cho cuộc điều tra
Bước 8: Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra
Sai số trong điều tra thống kê
Sai số do tính đại diện của số đơn vị được chọn
Sai số do đằn kí, ghi chép
Biện pháp tránh sai số
Tiến hành kiểm tra có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra
Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra
Báo cáo thống kê định kì
Phân loại
Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia
Khái niệm: Là hình thức thu thập thông tin định kì theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo chính thức do cơ quan có thẩm quyền quyết định
Nội dung chế độ báo cáo thống kê định kì
Phạm vi thống kê
Mục đích
Đối tượng áp dụng
Đơn vị báo cáo
Đơn vị nhận báo cáo
Kì hạn báo cáo, thời hạn báo cáo
Phân tích và dự đoán thống kê
Kiểm tra, đánh giá, lựa chọn tài liệu dùng để phân tích, dự đoán
Các phương pháp phân tích, dự đoán
Một số vấn đề chung của phân tích và dự đoán thống kê