Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHIỆM VỤ TUẦN 7 MÔN KHTN - Coggle Diagram
NHIỆM VỤ TUẦN 7 MÔN KHTN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
KHÁI NIỆM
Là PPDH GV hoặc HS tạo ra những tình huống có vấn đề, GV điều khiển HS hoặc HS tự phát hiện ra vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó nắm được kiến thức mới lẫn phương pháp đi tới kiến thức đó, đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học.
TÁC DỤNG
Gây hứng thú học tập cho các em
Kích thích phát triển tư duy vì ở đây các em phải trải qua một quá trình động não suy nghĩ rất tích cực trước một tình huống hấp dẫn để tìm ra cách giải quyết.
Gây hứng thú học tập cho các em
Phát triển ở HS kĩ năng phát hiện và tiến hành quá trình giảu quyết vấn đề.
CÁCH TIẾN HÀNH
B1: Nêu và phát hiện vấn đề
B3: Thực hiện giải pháp vấn đề
B4: Tổng kết, đánh giá, nghiên cứu tình huống có vấn đề
B2: Thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề
LƯU Ý
Xây dựng tình huống có vấn đề: tình huống phải gắn lí thuyết với thực tiễn, tình huống phải có sự mâu thuẫn
Phát hiện ra tình huống có vấn đề, vấn đề chủ chốt của tình huống là gì, tại sao phải giải quyết vấn đề đó
GV cần có hiểu biết sâu rộng để không bất ngờ trước các tình huống của HS, có kĩ năng nghề nghiệp thành thạo để có thể dẫn dắt học sinh.
Nên giải quyết vấn đề theo nhóm
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm
Có ưu thế trong việc dạy học những nội dung mang tính phức tạp
Gắn lí thuyết với thực tiễn
Tất cả học sinh trong lớp đều phải tích cực hoạt động, tập trung tối đa để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bao quát lớp tốt hơn.
Nhược điểm
Yêu cầu giáo viên phải có năng lực tốt. Phương pháp này đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề
Gây ra nhiều tranh luận giữa HS với nhau
đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM TIÊU BẢN
KHÁI NIỆM
Là phương pháp sử dụng các mẫu vật còn bảo tồn nguyên dạng dùng để nghiên cứu các đặc tính của loài đó. Đó có thể là mẫu vật của thực vật, động vật.
TÁC DỤNG
HS dễ quan sát mẫu vật
HS có thể quan sát một cách rõ ràng nhất đặc điểm cấu tạo của mẫu vật như các bộ phận trên mẫu vật: gân lá, rễ, chân, cánh, lông,...
HS có cơ hội thực hành trên mẫu vật thật, phát triển tư duy, tinh thần tự giác của HS
Phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập
CÁCH TIẾN HÀNH
Chuẩn bị
xác định mục đích dạy học làm tiêu bản
nội dung học tập dạy học làm tiêu bản
lựa chọn mẫu vật, đồ dùng cần thiết
dự kiến thời gian, địa điểm, các tình huống sư phạm
Cách tiến hành
B2: ép và phơi sấy
phơi mẫu vật ở nơi nhiều nắng, khô ráo, thoáng đãng
sấy khô, không làm thay đổi hình dạng mẫu vật
B3: đính mẫu lên giấu bóng kính, giấy ép giữ
B1: chuẩn bị mẫu vật
vật mẫu phải là vật thật
vật mẫu là vật lành, không sâu bệnh, hình dạng rõ ràng
vật mẫu phải thể hiện rõ nội dung bài học
B4: bảo quản
LƯU Ý
GV cần xác định khi nào sẽ sử dụng phương pháo tiêu bản vào dạy học, từ đó giao nhiệm vụ ngay cho HS để HS có thời gian chuẩn bị tiêu bản
Trong quá trình làm tiêu bản cần hết sức tỉ mỉ, khéo léo, cẩn thận, kiên trì, không nóng vội,..
căn cứ vào nội dung chủ đề bài học để lựa chọn tiêu bản phù hợp
Cần nắm được cách làm tiêu bản từng loại( thưc vật, côn trùng,...), làm đúng, cẩn thận, để tiêu bản được nguyên vẹn không bị đứt hoặc gãy một số bộ phận như cánh, đuôi, chân,...của các loại côn trùng, hay gãy nhị, cánh hoa, nhụy, lá,...của cây, hoa.
Sau khi hoàn thành tiêu bản dán lên tập san, trưng bày,...chú ý cần ghi đúng và đầy đủ các bộ phận của tiêu bản để dễ dàng nhận biết.
Khi tiêu bản hoàn thành cần bảo quản hợp lí, đúng cách và có thể phân loại theo từng nhóm.
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm
Kích thích tính hứng thú học tập của HS
Giúp các em biết cách giữ, bảo quản thực vật, động vật khô, côn trùng,...
Rèn luyện tính khéo léo, tính cẩn thận, kiên trì của HS
Nhược điểm
Tốn thời gian
Khó sưu tầm một số loài thực vật, động vật, côn trùng,...
HS còn lúng túng, làm sai quy trình
Ví dụ minh họa: Lớp 3 - Bài 45 - Tìm hiểu lá cây
B1: chuẩn bị mẫu vật
Yêu cầu HS chuẩn bị đầy đủ các mẫu vật như: rễ, thân, lá, hoa, quả,... Lưu ý: Mẫu vật khô ráo, không bị sâu đục hay rách, héo.
B2: ép và phơi sấy
Yêu cầu HS chuẩn bị một khung ép bằng gỗ hoặc tre, có nhiều lỗ thoáng để hơi nước bốc đi dễ dàng
Đặt khung ép lên chỗ phẳng, trên đó có để một vài tờ giấy báo hoặc giấy bản (để hút nước các mẫu vật)
Đặt mẫu vật vào một tờ giấy khác (gấp đôi, đặt sửa lại cho ngay ngắn mẫu cây vào một tờ giấy khác, cố gắng giữ nguyên hình dáng tự nhiên của cây, không để các bộ phận của cây chống, đè lên nhau.
B3: đính mẫu lên giấu bóng kính, giấy ép giữ
Khi mẫu cây đã khô kiệt, đính mẫu cây lên giấy cứng hoặc ép plastic. Nhãn dán vào phía bên phải dưới giấy có ghi: tên cây, bộ phận dừng, công dụng, ngày hái, nơi hái, người hái
B4: bảo quản
Do mẫu cây khô tự nhiên nên dễ bị mốc, mọt, HS muốn tránh điều này thì HS nên để mẫu vật trong hòm kín, bên dưới đáy để vôi hoặc hạt hút ẩm để giữ môi trường bảo quản luôn khô ráo.