Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các kĩ thuật dạy học ở KHXH - Coggle Diagram
Các kĩ thuật dạy học ở KHXH
Kĩ thuật mảnh ghép
Khái niệm
:Là hình thức học tập hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp; kích thích sự tham gia tích cực của HS, nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác
Tác dụng
Phát huy tối đa hình thức tích cực của người học
Hình thành và phát triển các năng lực: giao tiếp, hợp tác, tư duy sáng tạo
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Đào tạo sâu kiến thức trong từng lĩnh vực; phát triển tinh thần làm việc nhóm; phát huy trách nhiệm của từng cá nhân
Nhược điểm
Kết quả thảo luận vào vòng 1, nếu vòng thảo luận này không chất lượng thì cả hoạt động sẽ không hiệu quả
Nếu số lượng thành viên không được tính toán kỹ sẽ dẫn đến tình trạng nhóm thừa, nhóm thiếu
Không được sử dụng cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràng buộc với nhau
Cách tiến hành
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)]
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
Lưu ý
Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề
Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,...,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn)
Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm
Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự
Kĩ thuật phòng tranh
Khái niệm
Là kĩ thuật giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề học tập bằng cách trưng bày ý tưởng của cá nhân hoặc một nhóm xung quanh lớp học như một triển lãm tranh thực sự
Tác dụng
Dạy học bằng kĩ thuật này sẽ góp phần giúp học sinh có được khả năng ghi nhớ kiến thức tốt nhất.
Việc sử dụng kĩ thuật phòng tranh trong dạy học sẽ tạo không khí học tập thoải mái, sinh động nhưng vẫn hiệu quả. Người học sẽ được tạo cơ hội để giao tiếp, thể hiện quan điểm riêng, giá trị bản thân, ước mơ, mục tiêu cá nhân…
Phát huy năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực thuyết trình, giúp HS tự tin trong giao tiếp
Cách tiến hành
Gồm 2 vòng
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp chia thành các nhóm chuyên gia
Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ học tập: Thiết kế nhiệm vụ học tập bằng tranh vẽ, làm mô hình, nặn đất….
Vòng 2: Nhóm ghép đi xem tranh
Sau khi các nhóm chuyên gia hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm ghép sẽ được hình thành
Mỗi nhóm ghép sẽ bao gồm mỗi thành viên đến từ các nhóm chuyên gia.
Các nhóm ghép sẽ đi xem “triển lãm tranh”.
Đến “bức tranh” của nhóm nào thì chuyên gia nhóm đó sẽ thuyết trình.
Các nhóm sẽ lần lượt di chuyển cho đến hết tranh.
Lưu ý
Khi thành lập nhóm ghép cần đảm bảo số lượng các thành viên trong mỗi nhóm chuyên gia tương đương nhau .
Khi các nhóm ghép xem triển lãm thì yêu cầu các nhóm di chuyển theo sơ đồ, tránh lộn xộn.
Thời gian xem và nghe chuyên gia thuyết trình tại mỗi bức tranh nên giới hạn để đảm bảo thời gian tiết học.
GV phát phiếu học tập cho từng HS, định hướng nội dung kiến thức cần đạt được khi xem tranh.
Ví dụ minh họa
Chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi
Vòng 1: Chuyên gia
chia nhóm và giao nhiệm vụ
Nhóm 1:Nêu và thực hiện được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng:và vật nuôi
Nhóm 2: Nêu những tình huống an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
Vòng 2: Nhóm ghép đi xem tranh
Treo tranh lên vị trí quy định
GV cho các HS di chuyển để xem kết quả của các nhóm khác
Khi di chuyển đến nhóm nào thì chuyên gia của bức tranh ấy sẽ thuyết trình cho các bạn nhóm khác nghe
Kĩ thuật vẽ tranh tường
Khái niệm
Là kĩ thuật HS sử dụng các tranh vẽ để hình dung nội dung kiến thức cần tìm hiểu
Ưu điểm
Phát triển khả năng sáng tạo của HS
Giúp HS hiểu sâu sắc bản chất của kiến thức; là phương tiện để hình thành các khái niệm
Nhược điểm
Thời gian vẽ tranh có thể kéo dài
Cơ sở vật chất hạn chế
Cách tiến hành
Bước 2: HS vẽ tranh
Bước 3: HS nhận xét
Bước 1: GV đưa ra vấn đề học tập, yêu cầu HS vẽ tranh để tìm hiểu vấn đề
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá
Ví dụ: Tự nhiên xã hội lớp 2 (sách Kết nối). Bài 13: Hoạt động giao thông
Bước 1: Vấn đề học tập: Nhận biết được các biển báo giao thông
Yêu cầu HS vẽ tranh các biển báo giao thông mà em biết
Bước 2: HS thực hiện vẽ tranh về các biển báo giao thông
Bước 3: HS báo cáo kết quả về tranh mình vẽ. Nêu được tên và ý nghĩa của biển báo mà mình vẽ. Các HS còn lại nhận xét
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại ý: Biển báo cấm thường có hình tròn, viền đỏ, nền trắng. Biển báo nguy hiểm có hình tam giác, viền đỏ, nền vàng. Biển báo chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật nền xanh
Lưu ý
Cần căn cứ vào khả năng và kinh nghiệm sống của HS để đưa ra vấn đề, yêu cầu HS vẽ tranh
Kĩ thuật bể cá
Khái niệm
Là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.
Cách tiến hành
GV đưa ra chủ đề thảo luận cho một nhóm trung tâm
Nhóm này sẽ tiến hành thảo luận với nhau
Các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận.
Tác dụng
Phát triển kĩ năng quan sát, giao tiếp, giải quyết vấn đề
Phát triển kĩ năng cộng tác làm việc
Bảng câu hỏi cho những người quan sát
Họ có nói một cách dễ hiểu không?
Họ có để những người khác nói hay không?
Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?
Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
Lưu ý
Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi để HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
Ví dụ: Địa lí 5: Bài 10: Khu vực ĐNA và các nước láng giềng của Việt Nam
GV đưa ra chủ đề thảo luận: Em biết gì về ĐNA?
GV chia nhóm: vòng trong có khoảng 6-8 HS và thừa 1 ghế dành cho HS quan sát, số HS còn lại ngồi xung quanh
HS vòng trong thảo luận và đưa ra kết quả
ĐNA nằm ở khu vực phía Đông Nam châu Á
Có khí hậu gió mùa nóng ẩm
Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên
Có nhiều đồng bằng màu mỡ
Có dân cư đông đúc
HS quan sát có thể đưa ra ý kiến của mình nếu có
Các thành viên còn lại nhận xét cách ứng xử của các thành viên
HS đưa ra kết quả, GV nhận xét