Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PPDH theo dự án - Coggle Diagram
PPDH theo dự án
Lưu ý
Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.
HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS.
Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm
Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí hay vận dụng các kiến thức vật lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, thuyết vật lí)
Tác dụng
Phát triển được nhiều năng lực của con người tích cực hợp tác, giải quyết vấn đề
Huy động tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá,...), hình thành kĩ năng, kĩ xảo, năng lực đánh giá, năng lực hợp tác, quan sát..
Phát huy tính tích cực tự lực trách nhiệm của Hs
Phát triển khả năng sáng tạo của HS được thể hiện ở sản phẩm
Ưu điểm
Kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh
Phát huy tính độc lập, khả năng sáng tạo của HS
Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
Nhược điểm
Hạn chế việc nắm vững tri thức lý thuyết một cách hệ thống
Đòi hỏi nhiều thời gian
đòi hỏi phương tiện vật chất và phương tiện phù hợp
Cách tiến hành
Chuẩn bị
Xác định mục tiêu, nội dung, mức độ tư duy của HS để chọn đề tài
GV tìm hiểu các tài liệu hỗ trợ cho quá trình dạy và học của bản thân và HS
GV xây dựng dự án và xác định sản phẩm của dự án
GV lập các phiếu đánh giá bài tập của HS
GV nêu ý tưởng, giao nhiệm vụ cho HS
Xác định thời gian, địa điểm thực hiện
Các bước tiến hành
Bước 1: GV nêu nội dung, mục đích và đề tài
Bước 2: Thực hiện dự án
Xử lí thông tin
Thảo luạn với các thành viên khác
Thu thập thông tin
Trao đổi và xin ý kiến giáo viên hướng dẫn
Bước 3: HS tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau
Bươc 4: GV nhận xét, chốt lại kết quả
Ví dụ minh họa
Dự án: Môi trường xanh
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch - Thực hiện trong 1 tiết chính khóa
Bước 1. Lựa chọn chủ đề
GV giới thiệu bài “Vệ sinh môi trường” sẽ được học theo dạy học dự án với chủ đề “Môi trường xanh”
Bước 2: Lập kế hoạch các nhiệm vụ bài học
GV gợi ý để HS có thể nêu được các nhiệm
vụ:
1.Tìm hiểu về môi trường sống ở địa phương
Xây dựng kế hoạch bảo vệ không gian xanh
ở địa phương của mình
GV bao quát lớp trong khi thảo luận, sau đó hướng dẫn một số cách tiếp cận thông tin (sách khoa học, báo, tạp chí, Internet...), các hình thức báo cáo (thuyết trình, trưng bày sản phẩm. diễn kịch..) và phiếu đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các thành viên trong 1 nhóm
GV hướng dẫn các nhóm trưởng ghi phiếu đánh giá. GV cần theo dõi HS trong lúc tiến hành dự án để phối hợp đánh giá cho xác thực khi cần thiết
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án (4 ngày - Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
Bước 1. Thu thập thông tin
GV hướng dẫn HS một số cách tìm thông tin như đi tìm hiểu môi trường sống ở địa phương như thế nào
(dưới sự giám sát của GV).
GV theo dõi và hướng dẫn các cách xử lí, chắt lọc thông tin và hình thức trình bày sản phẩm nhóm.
Bước 2. Xử lí thông tin
Các nhóm phân tích thông tin tìm hiểu được và thảo luận về hình thức trình bày sản phẩm nhóm.
GV có theo dõi và hỗ trợ quá trình hoàn thành sự án của HS khi cần thiết.
Giai đoạn 3: Tổng hợp báo cáo kết quả - Thực hiện trong 1 tiết chính khóa
Bước 1. Trình bày kết quả
GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập
Bước 2. Đánh giá kết quả
GV yêu cầu các nhóm nộp phiếu nhận xét.
GV nhận xét, kết luận, tuyên dương
Khái niệm
PPDH dự án là phương pháp tổ chức cho GV và HS cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp và tạo điều kiện cho HS cùng và tự quyết định trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm nhất định