Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PPDH THÍ NGHIỆM VÀ PPDH TRÒ CHƠI TRONG KHTN - Coggle Diagram
PPDH THÍ NGHIỆM VÀ PPDH TRÒ CHƠI TRONG KHTN
PPDH THÍ NGHIỆM
Khái niệm:
Là phương pháp thực hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị và tiến hành thí nghiệm nhằm làm sáng tỏ, khẳng định những vấn đề lí thuyết mà giáo viên đã trình bày, qua đó củng cố, đào sâu những tri thức mà họ đã lĩnh hội được hoặc vận dụng lí luận để nghiên cứu vấn đề do thực tiễn đề ra. Thông qua công tác này mà hình thành kỹ năng, kỹ xảo làm công tác thí nghiệm.
Tác dụng:
Là phương tiện để học sinh nắm bắt vấn đề, phát hiện ra kiến thức bài học.
Là phương tiện để các em thu thập thông tin.
Là phương tiện để học sinh kiểm tra các ý tưởng của mình và tạo hứng thú học tập và hứng thú với môn học.
Kích thích và hình thành thái độ ham hiểu biết của học sinh.
Làm quen và hình thành ở học sinh kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
Ưu điểm:
Học sinh trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
Tạo lập thói quen sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học và giải quyết các công việc thực tế.
Nhược điểm:
Đồ dùng có thể không thích hợp, không có sẵn hay không dùng được.
Các nhiệm vụ thực hành có thể đòi hỏi quá thời gian dự kiến.
Tốn thời gian tổ chức.
Một số thí nghiệm có thể gây nguy hiểm.
Lưu ý:
Lựa chọn cách tiến hành thí nghiệm cần phải tùy thuộc vào các bài học, các thí nghiệm cụ thể.
Giáo viên cần phải vừa tiến hành thí nghiệm vừa đặt câu hỏi
giúp học sinh dự đoán và trả lời theo diễn biến thí nghiệm để các em được tham gia phát hiện kiến thức của bài học.
Cần tạo cho học sinh có đủ thời gian để tiến hành thí nghiệm.
Trong nhiều trường hợp, có thể cho học sinh bàn bạc, thảo luận về các cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình
và dự kiến những dụng cụ cần thiết từ buổi trước.
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị:
Xác định mục đích thí nghiệm.
Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ có trong thí nghiệm cần làm.
Dự kiến thời gian, thời điểm, kết quả, tình huống có thể xảy ra khi thực hiện thí nghiệm
Bước 2: Tiến hành
Giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ thí nghiệm.
Hướng dẫn học sinh cách thực hiện thí nghiệm.
Học sinh thực hiện thí nghiệm: sử dụng dụng cụ thí nghiệm,
tiến hành các bước thí nghiệm mà giáo viên đã hướng dẫn, dự đoán kết quả thí nghiệm, quan sát,
ghi chép lại kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng.
Bước 3: Trình bày kết quả
Trình bày kết quả thí nghiệm và kết luận.
So sánh kết quả dự đoán với kết luận.
Ví dụ:
Bài 36: Hỗn hợp (khoa học lớp 5)
Bước 1: Chuẩn bị
Mục đích: giúp hình thành kiến thức về hỗn hợp, kiến thức cách tạo hỗn hợp, hình thành kỹ năng làm thí nghiệm, năng lực quan sát.
Chuẩn bị đồ dùng: cốc, đường, thìa, cát, chai đựng nước, phiếu học tập.
Địa điểm: lớp học, thời gian làm thí nghiệm 2 phút.
Bước 2: Tiến hành
Giới thiệu thí nghiệm về hỗn hợp, dụng cụ gồm có: 1 chai nước,
1 cốc đựng 1 thìa đường, 1 cốc đựng 1 thìa cát, một cái thìa, phiếu thảo luận nhóm.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Các em hãy tạo thành hai hỗn hợp,
hỗn hợp thứ nhất gồm nước và đường, hỗn hợp thứ hai gồm nước và cát.
Sau đó dùng thìa khuấy đều hỗn hợp.
Học sinh làm thí nghiệm và dự đoán: hiện tượng gì sẽ xảy ra và cách tạo ra hỗn hợp của các nhóm là gì.
Bước 3: Trình bày kết quả
Cách tạo ra hỗn hợp là đổ nước lần lượt vào hai cốc đựng nước và đường, cốc đựng nước và cát. Hỗn hợp nước và đường: đường tan trong nước, hỗn hợp nước và cát: cát không tan trong nước.
Giáo viên kết luận: hai hay nhiều chất trộn lẫn nhau có thể tạo thành hỗn hợp.
PPDH TRÒ CHƠI
Khái niệm:
là phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài.
Ưu điểm:
Rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS.
Thay đổi hình thức học tập chỉ bằng họa động trí tuệ,
do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
Tạo hứng thú, hấp dẫn cho HS và làm tăng khả năng chú ý cho các em với bài học hơn.
Nhược điểm:
Khó củng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống.
Học sinh dễ sa đà vào việc cơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
Gây ồn ào trong lớp học
Các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…
Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:
Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội,
những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Lưu ý:
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp,
giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện.
Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
Gây hứng thú cho HS khi tham gia
Không gây tốn kém thời gian, sức lực
Ví dụ: Ở trò chơi: “Tình bạn thắm thiết”.
Giáo viên có thể lồng ghép vào các bài dạy như Bài 2- trang 9 – SGK TN&XH tập 1; Bài 4 -trang 21 – SGK TN&XH tập 1 hoặc một số bài khác thích hợp.
– Thời gian: 3-4 phút
Khi dạy bài 2 thì tiến hành thực hiện như sau:
Giáo viên chuẩn bị sẵn 4 tờ giấy A0, và 4 cây bút lông nhỏ. Chia lớp thanh 4 đội chơi. Khi giáo viên dạy đến phần 2. Liên hệ thực tế thì bắt đầu tổ chức chơi.
Giáo viên nêu các câu hỏi và đại diện mỗi đội lên viết câu trả lời trên giấy A0, viết xong về chỗ ngồi nhanh để bạn trong tổ lên viết tiếp,
nêu viết sai các thành viên trong tổ có thể sửa, xóa và viết lại. Nhưng mỗi học sinh chỉ được viết một lần.
Câu hỏi 1: Kể tên các bệnh đường hô hấp mà em biết.
Câu hỏi 2: cảm giác của em khi bị bệnh đường hô hấp.
Câu hỏi 3: em phải làm gì để phòng tránh bị bệnh đường hô hấp.
– Luật chơi: 4 đội cùng thi viết tên các bệnh về đường hô hấp, cảm giác khi bị bệnh và cách phòng tránh.
Đội nào viết đúng, nhưng viết được nhiều nội dung hơn sẽ giành phần thắng. Thứ tự ưu tiên là: viết đúng – nhiều hơn – nhanh hơn.
– Giáo viên sẽ là người trọng tài, quản lớp và kết luận sau khi chơi.
Tương tự cách tổ chức như trên, khi dạy bài 4, giáo viên có thể áp dụng được trò chơi này hoặc một số bài khác thích hợp.
Tác dụng:
Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, có tinh thần trách nhiệm, trung thực