Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp dạy học trò chơi và phương pháp dạy học thí nghiệm - Coggle…
Phương pháp dạy học trò chơi và phương pháp dạy học thí nghiệm
Phương pháp dạy học trò chơi
Khái niệm
Phương pháp dạy học trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh.Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển tính tự giác
Tác dụng
Trò chơi học tập còn làm thay đổi hình thức học tập làm cho không khí lớp học thoải mái và dễ chịu hơn.
Thông qua trò chơi sẽ giúp HS có ấn tượng mạnh mẽ về kiến thức đó, vì thế mà HS nắm bắt bài nhanh hơn.
Kích thích HS phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi do đó mà các giác quan của HS trở nên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn
Phương pháp trò chơi giúp HS học tập một cách chủ động và có sự tự tin hơn vào bản thân mình khi tìm ra được tri thức mới của bài học.
Cách tiến hành
Bước 1
: Chuẩn bị
Xác định mục đích trò chơi
Lựa chọn trò chơi
Kế hoạch: chuẩn bị dụng cụ chơi (nếu cần), dự kiến thời gian chơi, địa điểm chơi, các tình huống có thể xảy ra
Bước 2:
Tiến hành chơi
GV giới thiệu và giải thích trò chơi
Tên trò chơi
Mục đích trò chơi
Yêu cầu của trò chơi
Cách chơi (luật chơi)
Cách đánh giá thắng thua
Tổ chức, tiến hành chơi
Bước 3
: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi
Yêu cầu
Trò chơi phải phù hợp với yêu cầu, nội dung bài học, phục vụ thiết thực cho bài học
Trò chơi phải phù hợp với tâm lí, đặc điểm nhận thức của HS lớp
Trò chơi phải gây được hứng thú cho HS và thu hút được nhiều em tham gia
Các trò chơi không được tốn nhiều thời gian để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học
VD minh họa: Ôn tập "Con người và sức khỏe" (TN-XH lớp 3)
Bước 1: Chuẩn bị
Mục đích: Củng cố kiến thức về chức phận của các cơ quan chính trong cơ thể
Mục đích: Củng cố kiến thức về chức phận của các cơ quan chính trong cơ thể
Chuẩn bị: Các tấm biển ghi các cơ quan trong cơ thể và đánh số thứ tự.
Ví dụ: 1-Cơ quan hô hấp, 2-Cơ quan tuần hoàn, 3-Cơ quan bài tiết, 4-Cơ quan thần kinh (Mỗi tên các cơ quan làm 2 tấm biển như nhau)
Bước 2: Tiến hành chơi
Tên trò chơi: Bạn chọn số nào?
Yêu cầu: chia lớp thành 2 đội,mỗi đội cử đại diện cầm biển, GV làm trọng tài theo dõi trò chơi
Cách chơi: Khi GV đọc một trong các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thì đại diện nhóm có biển ghi cơ quan nào có hoạt động ấy thì giơ cao, ai giơ nhầm hoặc giơ sau sẽ bị thua, thắng cộng 1 điểm, thua cộng 0 điểm
Ví dụ:
HÍt vào thở ra => Cơ quan hô hấp
Biến đổi thức ăn => Cơ quan tiêu hóa
Vận chuyển chất bổ => Cơ quan tuần hoàn
Tạo thành nước tiểu => Cơ quan bài tiết
Cách đánh giá thắng thua: Đội nào được điểm cao hơn sẽ giành chiến thắng và được nhận một phần quà
Bước 3: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi
GV (trọng tài) nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút ra kinh nghiệm
Trọng tài công bố kết quả trò chơi và trao thưởng cho đội chiến thắng
Ưu điểm, nhược điêm
Ưu điểm
Trò chơi có nhiều HS tham gia tao cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho HS
Trò chơi là một hình thức học tập bằng hoạt động do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học
Giảm tính chất căng thẳng của giờ học nhất là giờ học kiến thức lí thuyết mới
Nhược điểm
Khó củng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống
HS rễ sa đà vào trò chơi ít chú ý đến tính năng học tập của trò chơi
phương pháp dạy học thí nghiệm
Khái niệm
Là phương pháp sử dụng các dụng cụ thích hợp để đo đạc, quan sát,thí nghiệm giúp ta có được những kết quả khách quan, dựa vào đó có thể tìm ra tính đúng sai của giả thuyết đã đề ra và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng
Tác dụng
Là phương tiện để các em thu thập thông tin
Là phương tiện để học sinh kiểm tra các ý tưởng của mình và tạo hứng thú học tập, hứng thú với môn học
Là phương tiện học sinh nắm bắt vấn đề, phát hiện ra kiến thức bài học
Kích thích và hình thành thái độ ham hiểu biết của học sinh
Làm quen và hình thành ở học sinh kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm
Học sinh trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
Giúp học sinh khắc sâu kiến thức
Tạo lập thói quen sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học và giải quyết các công việc thực tế
Giờ học sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS
Nhược điểm
Trang thiết bị có thể không thích hợp, không có sẵn hay không dùng được
Các nhiệm vụ thực hành có thể đòi hỏi quá thời gian dự kiến
Tốn thời gian tổ chức
Một số thí nghiệm có thể là nguy hiểm
Cách tiến hành
Bước 1: Xác định mục đích thí nghiệm
Bước 2: Vạch kế hoạch thí nghiệm
Bước 3:Tiến hành thí nghiệm
Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí, lắp rắp thí nghiệm, đề ra những mâu thuận nhận thức để gây hứng thú, trí tò mò của học sinh đối với thí nghiệm
Tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo từng cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp tùy theo mục tiêu, đặc điểm của từng thí nghiệm
Giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp với tiến trình thí nghiệm (câu hỏi trước khi, trong khi và sau khi làm thí nghiệm).
giáo viên làm thí nghiệm/ hoặc học sinh làm thí nghiệm, sau đó theo dõi thí nghiệm, kết quả thí nghiệm
Bước 4: Tổng kết thí nghiệm và liên hệ thực tế
ở bước này giáo viên hoặc hoc sinh nêu lại diễn biến thí nghiệm, rút ra những kết luận khoa học. Giáo viên nêu một số ứng dụng trong cuộc sống có liên quan đến thí nghiệm hoặc giải thích một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên
Lưu ý
Đối với thí nghiệm
Thí nghiệm phải bảo đảm tính vừa sức, rõ ràng, hiệu quả và an toàn
Các thiết bị cần đảm bảo tính khoa học và tính trực quan
Đối với giáo viên
Phải chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo tiến trình của thí nghiệm
Khi biểu diễn thí nghiệm phải làm sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ các bộ phận và các chi tiết chính của dụng cụ thí nghiệm, nếu cần đưa đến từng bàn cho học sinh quan sát
Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: Muốn vậy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và thử đi thử lại nhiều lần
Trong tiến trình thí nghiệm cần phối hợp một cách hợp lý các PPDH khác
Trước khi làm thí nghiệm không nên cho học sinh biết trước kiến thức khoa học
Ví dụ minh họa Bài 30 " Làm thế nào để biết có không khí?" (Khoa học 4
)
Hoạt động 1: TN chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
Mục tiêu:Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật
Cách thức tiến hành:
GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị các dụng cụ TN: túi ni lông nhỏ, dây chun
GV hướng dẫn các nhóm làm cho không khí vào đầy túi ni lông rồi lấy dây chun buộc lại.
Các nhóm trả lời câu hỏi:-Cái gì đã làm cho túi ni lông căng phồng?-Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
GV hướng dẫn HS lấy đinh (hoặc tăm nhọn) đâm thủng túi ni lông đang căng phồng
Hiện tượng gì đã xảy ra? để tay lên chỗ thủng ta có cảm giác gì?Qua TN trên chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
.Mục tiêu: HS biết được không khí có ở khắp nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của vật
Cách tiến hành:
Câu hỏi trước khi làm TN: Điều gì sẽ xảy ra khi ta nhúng chìm chai rỗng và miếng bọt biển vào chậu nước?
Các nhóm tiến hành TN, quan sát và mô tả hiện tượng khi nhúng chìm chai và miếng bọt biển vào chậu nước
GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị các dụng cụ TN lên bàn: chậu thuỷ tinh, chai rỗng, miếng bọt biển (hoặc mẩu đất khô)
Các nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao có nhiều bong bóng khí thoát ra từ miệng chai và tại sao có nhiều bọt nước nhỏ li ti thoát ra từ miếng bọt biển qua 2 thí nghiệm.
.Qua các thí nghiệm trên chúng ta có thể rút ra kết luận gì về sự tồn tại của không khí?
Kết luận: Không khí có ở khắp nơi: ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong của vật.
Đặc điểm thí nghiệm ở Tiểu học
Khác với các lớp trên, ở tiểu học thí nghiệm chỉ tìm hiểu những hiện tượng về định tính mà chưa đi sâu vào định lượng
Khác với các lớp trên, ở tiểu học thí nghiệm chỉ tìm hiểu những hiện tượng về định tính mà chưa đi sâu vào định lượng
Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết qủa.
Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia).
Loại nghiên cứu tính chất của vật