Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chiến Binh buổi 14+15 - Coggle Diagram
Chiến Binh buổi 14+15
- CÔNG VIỆC KẾ
TOÁN CẦN LÀM
- Hàng tháng phải kê khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tạm tính thuế TNDN
- Hạch toán đầu vào xong thì hạch toán đầu ra, đối chiếu tờ khai
- Nhập liệu sao kê Ngân hàng
-
- Hàng tháng chạy tính giá hàng tồn kho, phân bổ 242 và TSCĐ
- Cuối năm làm BCTC quyết toán thuế TNCN, làm hồ sơ người phụ thuộc trước ngày 20 tháng 3 nếu không những khoản trc đây không đc tính giảm
+B1: Xác định Lợi nhuận kế toán trước thuế trên kết quả kinh doanh => đúng thì BCTC mới đúng => Thuế mới đúng => để kết quả kinh doanh đúng
+B2: Thủ tục kiểm toán để rà soát lại kiểu gì cũng có sai xót.
Xong xuôi số liệu thì kc lãi lỗ năm: Vào tổng hợp/ kc lãi lỗ vào ngày 31/12
+B3: phần mềm HTKK vào phụ lục 03 -1a, nếu chuyển lỗ thì nhập vào Phụ lục 03-2a. Nhập xong tab tờ khai tự hiện lên số liệu
+B4: Kết xuất ra file XML => Lưu trong 1 thư mục công việc BCTC k lưu mặc định trong ổ C
Hạch toán xong thuế TNDN vào kết chuyển lãi lỗ lần nữa để có số liệu cuối cùng
-
- 9.Vào thuedientu
nộp file XML
- 10.Nộp xong tất cả rồi
thì nộp thuế TNDN
bổ sung nếu có
- 11.Xong xuôi in sổ sách, chứng từ , lưu trữ
- CÁC NGUYÊN TẮC
KẾ TOÁN CƠ BẢN
- Nguyên tắc giá gốc: là nguyên tắc kế toán theo đó các đối tượng kế toán được ghi nhận theo giá gốc ban đầu khi hình thành và không cần điều chỉnh theo sự thay đổi của giá thị trường trong suốt thời gian tồn tại của đối tượng kế toán đó ở đơn vị kế toán
- Nguyên tắc thận trọng : là phải cẩn thận, thận trọng không đánh giá lợi ích quá cao của tài sản mình đang có, những cái rủi ro, nợ phải trả thì phải ghi nhận cho mang tính chất chắc chắn, ví dụ Dthu chưa chắc chắn thì chưa thể ghi nhận nhưng có dấu hiệu chi phí là phải ghi nhận.
=>Nguyên tắc này dẫn tới vấn đề thấy trong đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm. Ví dụ: đánh giá tiền , doanh thu và các khoản phải thu theo tỷ giá mua, đánh giá Chi phí và các khoản phải trả theo tỷ giá theo tỷ giá bán
- Tsan NPthu k đc đánh giá cao lên nhưng có dấu hiệu giảm giá thì được đánh giá thấp hơn. => Bằng cách trích lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi
- Tuy nhiên NP trả dự kiến phải trả 100tr => không đc trích lập dự phòng giảm NP trả
- Nguyên tắc nhất quán : Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính
- Nguyên tắc trọng yếu: Tức là quan trọng, để người sử dụng BCTC hiểu đc BCTC, BCTC sẽ tác động đến những quyết định của người sử dụng nên BCTC phải trung thực hợp lý nhưng không nhất thiết trình bày hết mà chỉ lập những cái trọng yếu.
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích :
- Nội dung nguyên tắc cơ sở dồn tích quy định các nghiệp vụ kế toán; tài chính của doanh nghiệp có liên quan đến tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn sở hữu; doanh thu chi phí… tất cả phải được chi chép vào sổ kế toán ngay vào thời điểm phát sinh; không dựa vào thời điểm thực tế thu chi hoặc tương đương tiền.
- Các báo cáo tài chính lập trên nguyên tắc cơ sở dồn tích luôn cho ta thấy rõ được tình hình tài chính trong quá khứ; hiện tại và tương lai của doanh nghiệp đó. Thông qua nguyên tác này ta có thể hiểu rằng mọi nghiệp vụ kinh tế của bất kỳ doanh nghiệp đều phải được ghi chép vào sổ kế toán ngay lúc phát sinh giao dịch chứ không cắn cứ vào thực tế thu chi.
- Nguyên tắc phù hợp : Nguyên tắc phù hợp là nguyên tắc kế toán theo đó thu nhập và chi phí của đơn vị kế toán phải được ghi nhận một cách tương ứng trong cùng kì kế toán nhằm đảm bảo việc xác định kết quả của kì kế toán được chính xác và tin cậy.
- Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
- Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kì tạo ra doanh thu và chi phí của các kì trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kì đó.
- Nguyên tắc hoạt động liên tục
- Nội dung của nguyên tắc này yêu cầu các báo cáo tài chính phải được lập trên trên cơ sở giả sử là doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Nếu trong trường hợp thực tế khác với giả định thì báo cáo phải lập trên một cơ sở khác và đưa ra giải thích thích đáng về cơ sở mới để lập báo cáo tài chính.
- Dựa trên nguyên tắc này bắt buộc kế toán phải không được lập quá các khoản dự phòng và đúng nguyên tắc. Yêu cầu về các khoản dự phòng này không được đánh giá cao hơn giá trị tài sản và khoản thu nhập càng không thấp hơn giá trị các khoản phải trả và khoản chi phí. Chỉ được ghi nhận doanh thu và thu nhập khi có chắc chắn các bằng chứng về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Khoản chi phí được ghi nhận khi chứng minh chắc chắn về khả năng phát sinh chi phí.
- QUY TRÌNH TẬP HỢP CHI PHÍ,
KẾT CHUYỂN GIÁ VỐN LĨNH
VỰC NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN,
VUI CHƠI GIẢI TRÍ
- Khi xuất kho NVL cho bộ phận nhà hàng Nợ 621/có 152, vào phân hệ Kho/ xuất kho. Số liệu xuất kho dựa vào kết quả kiểm kê.
- Hàng tháng hạch toán lương Nợ 622 có 334 có 3383,3384,3386,3382, bao gồm cả bảo hiểm lẫn kinh phí công đoàn.
- Chi phí chung khấu hao : Nợ 627/ có 214,242,…
- CUối tháng kết chuyển 621,622,627 sang TK 154. Tài khoản 154 này nên tạo 1 tài khoản cấp 2 là 1541 ( tổng hợp /NVK )
-
- MỘT SỐ CHÚ Ý KHI
QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN
- Thuế TNCN từ lương và các khoản khác tính riêng trừ một số trường hợp chung mẫu 06 thì kê khai trong đó
- Tiền trả thay tiền thuê nhà ở mục lao động tiền lương nên cộng vào TNTT nhưng không quá 15% TNCT từ tiền lương chưa bao gồm tiền thuê nhà
- LĐ tiền lương: tất cả những gì DN chi cho NLĐ bằng tiền hoặc không bằng tiền thì đều là TNCT TNCN ( những khoản phúc lợi ), kể cả quà 8/3 hoặc 30/4, thưởng tết âm… vẫn là công lương. VD công ty xây nhà cho nhân viên ở cũng quy thành tiền để tính thuế TNCN
- Một số khoản không tính vào TNCT TNCN: Nguyên tắc không tính vào TNCT là đảm bảo tính nhân văn ví dụ: cơm ca vượt 730k, tăng ca vượt mức lương 100%, Những khoản phụ cấp chuyển vùng công tác 1 lần, tiền học phí cho con NLĐ nước ngoài học tại VN từ cấp dưới cấp phổ thông trở lại. => Tính nhân văn này là thiết yếu đảm bảo nhu cầu ăn ở đi lại, chuyển công tác tốn CP do sự thay đổi, vị trí địa điểm công việc ( là sự bù đắp về mặt thiệt thòi )
- THỦ TỤC KIỂM
TOÁN DOANH THU
- Cơ sở dẫn liệu quan trọng nhất của Doanh thu là sự đầy đủ
- cơ sở dẫn liệu về sự phát sinh : doanh thu có khai khống hay không. ( khi mà muốn làm cho BCTC đẹp lên nhưng làm thế sẽ dại vì làm tăng thuế TNDN lên, nhưng thực tế DN trốn DN rất nhiều)
- Thủ tục kiểm tra: Đối chiếu chỉ tiêu DThu trên tờ khai và chỉ tiêu phát sinh có Dthu trên sổ cái có khớp nhau không
- Thực hiện thủ tục phân tích so sánh
- Kiểm tra xem HTK có tồn ảo hay không: vì nhiều DN trốn DThu khách lẻ thu bằng tiền mặt => k xuất hóa đơn tức là k ghi nhận giá vốn , thực xuất kho lại k ghi nhận giá vốn, hàng nhập về cứ tồn tích lũy dần mà k có đầu ra
- Phân tích tỷ lệ lãi gộp theo từng mặt hàng ( vd: năm ngoái tỷ lệ lãi gộp 30% năm nay lại 20%, thường tỷ lệ lãi gộp thường phải ít biến động do có sự phù hợp giữa CP và DT => xem việc ghi nhận DT và giá vốn phù hợp hay không )
TL lãi gộp = (DT- Gía Vốn )/DT.
- Dthu cùng kỳ ( VD tháng 12 năm nay với tháng 12 năm trước, hoặc T12 so với tháng 10, tháng 11 xem thử có tháng nào biến động lớn thì tìm hiểu nguyên nhân vì sao ),
- Giả sử cty có phần mềm bán hàng sẽ đối chiếu DThu trên sổ sách tờ khai với trên phần mềm bán hàng có khớp nhau hay không
- Phải đối chiếu tài liệu liên quan đến doanh thu, khách sạn liên quan đến đki lưu trú, chi phí ăn sang buffet thì tỷ lệ chi phí nhà hàng so với DT cũng là 1 tiêu chí, xem tỷ lệ CP nhà hàng so với năm trước
- Kiểm tra hạch toán tỷ giá đối với DT có đúng hay không, phải hạch toán với tỷ giá mua.
- check lại thuế suất của DN có đúng k, check lại chính sách thuế của DN có áp dụng đúng không
- NHỮNG LÝ DO DẪN TỚI
HÀNG TỒN KHO ÂM
- Bán hóa đơn : Kế toán chưa xem kho còn tồn hàng k mà cứ xuất hóa đơn bán chon g khác => Cứ hạch toán mua của cá nhân không có hóa đơn chứng từ ( k thuộc diện đc lập bảng kê 01/TNDN ) thì chấp nhận bị loại giá vốn tương ứng ra khỏi CP tính thuế => Lợi nhuận tính thuế không đổi => Nhưng vấn đề hạch toán giải quyết đc vấn đề âm kho
-
- Hàng về trước hóa đơn về sau chỉ âm thời điểm thôi, nếu hạch toán theo biên giản giao nhận thì không bị âm kho nên phải nhập theo biên bản giao nhận, sẽ không bị âm
- CÔNG THỨC TÍNH THUẾ TNCN KHI
ĐỀ CHO THU NHẬP THỰC NHẬN
- Thuế TNCN= ( TN thực nhận – 10tr)/0.9*10%
-
- Giả sử a là TN theo hợp đồng
=> Thuế TNCN = ( a-10tr)*10%
- TN thực nhận = a - ( a-10tr)*10% = 0.9a+1tr
=> a = ( TN thực nhận – 1tr)/0.9
=> Thuế TNCN = (a-10)*10%
=[ ( TN thực nhận – 1tr)/0.9 – 10 ]*10%
= > Thuế TNCN=[ ( TN thực nhận – 1tr)/0.9 – 10 ]*10%
= [( TN thực nhận – 10tr)/0.9]*10%