Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PPDH KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TH, Nhóm 11 Nguyễn Quỳnh Chi Trần Thúy Quỳnh …
PPDH KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TH
PPDH ĐÓNG VAI
Tác dụng
Phương pháp đóng vai làm thay đổi hình thức học tập, khiến không khí lớp học thoải mái và hấp dẫn hơn.
PP này khai thác được vốn kinh nghiệm của học sinh, thực hiện yêu cầu “chơi mà học”.
Trong diễn xuất, HS phát huy được trí tưởng tượng và xâm nhập vào cuộc sống để tìm ra cách giải quyết, qua đó rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề một cách tự nhiên và hợp lí hoặc học tập tính cách của các nhân vật lịch sử.
Thông qua vai diễn, HS tiếp thu được kiến thức tự giác, tích cực, đồng thời HS thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn.
Ưu - nhược điểm
Ưu điểm
Rèn luyện cho HS thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trược khi thực hành trong thực tiễn
Tạo được hứng thú và chú ý cho học sinh
Tạo điều kiện để phát triển óc sáng tạo của học sinh
Góp phần thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập của học sinh
Giúp HS tự điều chỉnh và thay đổi phương pháp ứng xử tốt hơn, hiểu cách nhìn của người khác.
Nhược điểm
Gặp khó khăn khi truyền thụ tri thức cho HS, vì nội dung kịch bản và nội dung học tập khó liên kết với nhau.
Tâm lí e ngại, ngượng ngùng của học sinh làm giảm đi hiệu quả của phương pháp.
Việc sử dụng phương pháp này mất thời gian nên sẽ ảnh hưởng đến kế hoặc lên lớp theo tiến trình bài học.
Khái niệm
Là phương pháp GV tổ chức cho HS tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng, có thể không cần kịch bản hoặc luyện tập trước
Lưu ý
Trong tiết học có thể chỉ cử một nhóm đóng vai, nhưng cũng có thể chia nhóm và các nhóm tự tổ chức các vai diễn của mình để nhiều HS có cơ hội tham gia diễn xuất.
Tình huống lựa chọn cho học sinh đóng vai nên đơn giản và không tốn nhiều thời gian.
Ví dụ minh họa: Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà (TN&XH lớp 3).
Chuẩn bị
Xác định mục đích đóng vai
Xác định nội dung, đối tượng điều tra.
Dự kiến thời gian, hình thức, địa điểm đóng vai
Gợi ý tình huống đóng vai cho học sinh.
Dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
Tiến hành
Sau khi học sinh tìm hiểu được thiệt hại do cháy gây ra, cũng như nhận biết được các đồ vật dễ cháy, GV sẽ tổ chức cho HS đóng vai như sau:
Bước 1: GV gợi ý tình huống: Vào ngày chủ nhật, Lan ở nhà trông nhà để bố mẹ đi ăn đám giỗ. Đang chơi Lan nhìn thấy em gái ngồi nghịch lửa bên cạnh đống giấy vụn. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
Bước 2: GV phân công, chọn người tham gia đóng vai (Lan, em Lan và bố mẹ của Lan)
Bước 3: Chuẩn bị diễn xuất: Sau khi phân vai các HS bàn bạc về cách thể hiện vai diễn để giải quyết các tình huống.
Bước 4: HS thể hiện vai diễn
Bước 5: GV đánh giá kết quả và rút ra kết luận
Các bước tiến hành
Chuẩn bị
Xác định mục đích đóng vai
Xác định nội dung, đối tượng ddongs vai.
Dự kiến thời gian, hình thức, địa điểm đóng vai
Gợi ý tình huống đóng vai cho học sinh.
Dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
Tiến hành
Lựa chọn tình huống cho HS
Chọn người tham gia
Chuẩn bị diễn xuất (trang phục, nội dung diễn xuất,…)
HS thể hiện vai diễn
GV đánh giá kết quả, rút ra kết luận
PPDH ĐIỀU TRA
Ưu - nhược điểm
Ưu điểm
Hình thành được kĩ năng, thu thập, xử lý tình huống, trình bày và truyền đạt thông tin.
Làm phong phú nội dung học tập
Nhược điểm
Học sinh nắm bài lan man. Không hiểu rộng.
Tiếp thu bài học một cách thụ động
Không phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập
Các bước tiến hành
Chuẩn bị
Xác định mục đích điều tra.
Xác định nội dung, đối tượng điều tra.
Dự kiến thời gian, hình thức, địa điểm điều tra.
Chuẩn bị nhiệm vụ điều tra cho học sinh.
Dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
Tiến hành
Giới thiệu nội dung điều tra với HS
Phân công nhiệm vụ điều tra cho HS
Hướng dẫ học sinh điều tra, ghi chép và xử lý thông tin
Cho học sinh báo cáo kết quả điều tra
Giáo viên đánh giá, nhận xét.
Tác dụng
Phát triển và làm phong phú nội dung học tập.
Học sinh được vận dụng các kiến thức lí thuyết vào giải quyết các bài tập thực tiễn. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như quan sát, đo đạc,… ngoài thực địa.
Tạo điều kiện để học sinh hiểu rõ thực tế địa phương, từ đó giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước.
Lưu ý
Giáo viên cần tìm hiểu trước địa điểm để tổ chức cho học sinh điều tra
Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho HS một cách rõ ràng, cụ thể. Nên có phiếu gợi ý học sinh ghi chép đối với HS tiểu học
Khái niệm
Là phương pháp GV tổ chức và hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vấn đề và sau đó dựa trên các thông tin được tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát để rút ra kết luận, nêu ra các giải pháp hoặc kiến nghị.
Ví dụ minh họa: Bài 27-28: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (TN&XH lớp 3)
Chuẩn bị
Xác định mục đích, nội dung và đối tượng cần điều tra: Tìm hiểu được về tỉnh (thành phố) mình đang sinh sống? Đối tượng điều tra là một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi bạn sống?.
Dự kiến thời gian, hình thức, địa điểm điều tra và các tình huống có thể xảy ra.
Tiến hành
Giới thiệu nhiệm vụ cần điều tra với học sinh: Điều tra về tỉnh (thành phố) mình đang sinh sống
Điều tra theo nhóm và có thể phân công nhiệm vụ theo nhóm: Điều tra về cơ quan hành chính, điều tra về cơ quan giáo dục, y tế,…
Cho HS báo cáo kết quả điều tra trước lớp để rút ra kết luận.
Nhóm 11
Nguyễn Quỳnh Chi
Trần Thúy Quỳnh
Lưu Thị Quỳnh
Hoàng Lan Hương
Nguyễn Thị Yến Mai