Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀN TAY NẶN BỘT - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀN TAY NẶN BỘT
Khái niệm
Phương pháp bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
Mục tiêu
Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Nguyên tắc
HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó
Trong quá trình học tập, học sinh lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất, xây dựng các kiến thức cho mình, một hoạt động chỉ dựa trên sách vở là không đủ.
Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập. Các hoạt động này gắn với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh.
Mục đích hàng đầu đó là giúp học sinh tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật... kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.
Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đế tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập
Bắt buộc mỗi HS phải có một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
HS được kích thích tính tò mò, ham muốn khám phá; yêu và say mê khoa học, hình thành kiến thức, năng lực nghiên cứu khoa học; rèn kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói ,viết
Nhược điểm
Cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của phương pháp Bàn tay nặn bột (dụng cụ thí nghiệm còn chưa đồng bộ và thiếu chính xác,...)
Việc tổ chức hoạt động nhóm, tiến hành thí nghiệm còn gặp hạn chế, khó khăn nhất định và chưa đạt hiệu quả cao do không gian lớp học chặt hẹp, số lượng học sinh/lớp đông.
Do HS phải tìm tòi, khám phá, đưa ra ý kiến, quan sát, thực hành, trao đổi, thảo luận nên có thể có những hoạt động phải thực hiện vài lần dẫn đến mất nhiều thời gian
HS có thể đặt ra nhiều câu hỏi tạo ra nhiều tình huống khiến GV lúng túng khi xử lí dẫn đến e ngại về tâm lí.
Thời gian dành cho tiết học có vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vượt quá thời gian của tiết học thông thường.
Tiến trình dạy học
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Bước 5: Kết luận kiến thức mới
mối quan hệ giữa pp bàn tay nặn bột và các pp khác
-Sự giống nhau: đều nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động tích cự ,tự lực giải quyết vấn đề.
-Sự khác nhau: tình huống xuất phát và câu hỏi và nêu vấn đề là những sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên hiện thực xung quanh các em ..tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các cấu hỏi và giả thiết