Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHTN TUẦN 5 NHÓM 6 - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHTN TUẦN 5 NHÓM 6
Phương pháp dạy học trò chơi
Cách tổ chức
Bước 2: Hướng dẫn trò chơi
Tổ chức người tham gia trò chơi (Số người tam gia, số đội tham gia, quản trò, trọng tài)
Các dụng cụ dùng để chơi
Cách chơi
Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi
Nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội đẻ rút kinh nghiệm
Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới
Rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh
Hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn chú ý của các em với bài học
Nhược điểm
Khó củng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống
Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi
Tác dụng
Phát huy tính tích cực, phát triển sự nhanh trí tinh thần tập thể, tính tự lực và sáng tạo của học sinh
Gây hứng thú học tập, giảm sự căng thẳng cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả tiết học
Làm thay đổi hình thức học tập
Lưu ý
Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp, không được tốn kém vào thời gian sức lực và vật chất
Lựa chọn hoặc thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu
Trò chơi, thể hiện mục tiêu của bài học
Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động
Luật chơi đơn giản
Các dụng cụ chơi cần đơn giản dễ làm dễ tìm kiếm tại chỗ
Phải gây hứng thú cho học sinh và thu hút được nhiều em tham gia trò chơi
Khái niệm
Phương pháp dạy học trò chơi là phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh, dưới sụ hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học
Ví dụ: Bài 17, 18: Ôn tập và kiểm tra con người và sức khỏe
Trò chơi: Bạn chọn số nào
Chuẩn bị
Các tấm biển ghi các cơ quan trong cơ thể con người và đánh số thứ tự
Cơ quan bài tiết
Cơ quan thần kinh
Cơ quan tuần hoàn
Cơ quan hô hấp
Mỗi cơ quan làm hai tấm biển như nhau chia làm hai đội, mỗi đội cử đại diện cầm biển giáo viên làm trọng tài
Cách chơi
Khi giáo viên đọc một trong những hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thì biển ghi cơ quan nào có hoạt động ấy thì giơ cao, ai giơ nhầm hoặc giơ sai sẽ bị thua, thắng được 1 điểm thua được 0 điểm
Mục đích
Củng cố kiến thức về chức năng các cơ quan trong cơ thể con người
Ví dụ
Hít khí và thải khí CO2: Giơ biển cơ quan hô hấp
Oxi được đi khắp cơ thể: Giơ biển cơ quan tuần hoàn
Vẫn chuyển chất bổ: Giơ biển cơ quan tuần hoàn
Tạo thành nước tiểu: Giơ biển cơ quan bài tiết
Tạo thành chất bổ: Giơ biển cơ quan tiêu hóa
Biến đổi thức ăn: Giơ biển cơ quan tiêu hóa
Hít vào thở ra là hoạt động của cơ quan hô hấp: Giơ biển cơ quan hô hấp
Kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể: Giơ biển cơ quan thần kinh
phương pháp dạy học thí nghiệm
Khái niệm
PP thí nghiệm là PPDH , GV tổ chức học sinh sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tái tạo hiện tượng như đã xảy ra trong thực tế ,để tìm hiểu và rút ra những kết luận khoa học.Ở bậc tiểu học,các thí nghiệm chỉ nghiên cứu những hiện tượng về mặt định tính mà chưa đặt ra mặt định lượng
Tác dụng
Là phương tiện để HS nắm bắt vấn đề ,phát hiện ra kiến thức của bài học
Là phương tiện để các em thu thập thông tin
Là phương tiện để các em kiểm tra ý tưởng và tạo hứng thú học tập
Các thí nghiệm tạo ra niềm tin khoa học,nâng cao tính tích cực tự lực và tư duy khoa học khi tiếp xúc với các hiện tượng trong thực tế
Làm quen và dần dần hình thành những kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo trong phòng thí nghiệm và trong đời sống
Yêu cầu sư phạm khi thực hiện thí nghiệm
Vừa sức : Nội dung thí nghiệm phù hợp với chương trình và khả năng tiếp thu của học sinh
Rõ ràng:Thiết bị thí nghiệm phải thể hiện rõ ràng chi tiết chủ yếu ,thể hiện tính trực quan
Truyền cảm và thuyết phục :HS phải được thấy rõ mục đích thí nghiệm.Thí nghiệm đảm bảo thành công.Những suy lí để dẫn tới kết luận phải chặt chẽ,thể hiện được tư duy logic và khêu gợi lòng ham mê khoa học
An toàn :Mọi trang thiết bị thí nghiệm phải đảm bảo sự an toàn cho GV và học sinh.Vì vậy để đảm bảo thí nghiệm thành công ,GV phải tự kiểm tra các trang,thiết bị và làm thử để khẳng định sự thành công của thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm chính thức
Một số điều cần chú ý
Tùy theo từng bài GV chọn cách tiến hành phù hợp.Có những thí nghiệm không thể cho học sinh trực tiếp làm mà chỉ cho các em quan sát thí nghiệm qua biểu diễn của GV ,sau đó HS thảo luận kết quả thí nghiệm
Kết hợp làm thí nghiệm với đặt câu hỏi để HS dự đoán và trả lời diễn biến thí nghiệm để các em được tham gia phát hiện kiến thức của bài
Để làm thí nghiệm ,đòi hỏi phải có những kiến thức ,kĩ năng nhất định mà trong bài học chưa thể hướng dẫn đầy đủ cho HS
Thí nghiệm đơn giản phù hợp với HS
Dụng cụ không gây hại đến HS
Đảm bảo tất cả học sinh có thể quan sát thí nghiệm rõ ràng đầy đủ
Nhược điểm
Các nhiệm vụ thực hành có thể đòi quá thời gian dự kiến
Trang bị có thể không thích hợp,không có sẵn hay không dùng được
Một số thí nghiệm có thể gây nguy hiểm
Tốn thời gian tổ chức
Ưu điểm
Giam bớt những giờ học lý thuyết khô khan
Làm quen và hình thành ở HS kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm
Là phương tiện để hs kiểm tra các ý tưởng của mình và tạo hứng thú học tập,hứng thú với môn học
Là pp để hs nắm bắt vấn đề ,phát hiện ra kiến thức bài học
Là phương tiện để các em thu nhập thông tin ,khắc sâu kiến thức
Kích thích và hình thành thái độ ham hiểu biết của HS
Cách tiến hành
Bước 1:Chuẩn bị
Xác định mục đích thí nghiệm
Xác định hình thức tổ chức
Chuẩn bị dụng cụ ,đồ dùng làm thí nghiệm
Dự kiến thời gian,địa điểm,thời điểm làm thí nghiệm,tình huống có thể xảy ra
Bước 2:Tiến hành
Giới thiệu thí nghiệm ,các dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng chúng
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện
Cách 1:GV hướng dẫn ,học sinh quan sát
Cách 2:Giáo viên chỉ hướng dẫn cách làm ,HS tự làm và rút ra kết luận
GV không hướng dẫn ,chỉ giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm,HS tự làm và rút ra kết luận
Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm,dự đoán kết quả của thí nghiệm
Sau khi thực hành làm thí nghiệm ,HS nêu hiện tượng của thí nghiệm
Bước 3:Phân tích kết quả và kết luận
HS nhận xét ,so sánh ,đối chiếu kết quả của các nhóm với nhau,HS tự rút ra kết luận khoa học dưới sự chỉ dẫn của gv
Báo cáo kết quả và tổng kết
Ví dụ minh hoạ:Ba thể của nước (khoa học 4)
Bước 1:Chuẩn bị
Xác định mục đích của thí nghiệm:Sự chuyển thể của nước từ lỏng sang khí và ngược lại
Thực hành thí nghiệm trên lớp,tiến hành khoảng 10 phút
Đồ dùng thí nghiệm :Khay đựng,cốc nước nóng và đĩa thuỷ tinh
Dự kiến kết quả:sẽ bay hơi và ngưng tụ
Bước 2:Tiến hành thí nghiệm
Giới thiệu về thí nghiệm:Sự chuyển thể của nước,dụng cụ gồm có khay đựng 1 cốc nước nóng và 1 địa thuỷ tinh
Dự đoán kết quả:Nước sẽ bay hơi và ngưng tụ
Giáo viên làm thí nghiệm,HS quan sát
1.Quan sát cốc nước nóng và nhận xét hiện tượng
2.úp đĩa lên miệng cốc nước nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra.Quan sát hiện tượng
3.Rút ra nhận xét từ 2 thí nghiệm trên:HS quan sát và ghi chép kết quả quan sát được
Trình bày kết quả quan sát được và nhận xét
Hiện tượng
1.nước bay hơi
2.Nước ngưng tụ trên mặt đĩa và thành cốc
Kết luận:Nước có thể tồn tại ở thể khí hoặc thể lỏng ,có sự chuyển thể của nước từ lỏng sang khí và ngược lại