Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Những vấn đề chung về giáo dục CÁC THỜI KÌ CỦA GIÁO DỤC - Coggle Diagram
Những vấn đề chung về giáo dục
CÁC THỜI KÌ CỦA GIÁO DỤC
GIAI ĐOẠN 1986-1995
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986 đã mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam. Chủ trương của ngành trong thời kỳ này là đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, các hình thức đào tạo, quy chế các trường, lớp dân lập, tư thục đã được ban hành.
Năm 1987, theo quyết định của Nhà nước, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Trung ương được sáp nhập vào Bộ Giáo dục; nhà trẻ, mẫu giáo hợp nhất lại thành ngành học Mầm non, nay còn gọi là bậc học Mầm non. Bộ trưởng Bộ Giáo dục thời kỳ này là GS, Viện sĩ Phạm Minh Hạc.
Năm 1988: sáp nhập Tổng cục Dạy nghề vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề
Năm 1990 Chính phủ quyết định thành lập Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở sáp nhập Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý thống nhất hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học. GS.TS Trần Hồng Quân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII được bầu giữ chức bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
GIAI ĐOẠN 1975 -1986
Tháng 7/1976 bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam được cử làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Năm 1976, GS.TS Nguyễn Đình Tứ, Thứ trưởng, Ủy viên dự khuyết TW Đảng khóa IV được cử làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thay Bộ trưởng Tạ Quang Bửu nghỉ hưu.
Tháng 1/1979, Bộ Chính trị ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về cải cách giáo dục. Việc cải cách bắt đầu từ giáo dục phổ thông, song song với việc tiến hành bồi dưỡng giáo viên, theo hướng cải cách giáo dục, từng bước cải cách sư phạm.
Trong thời kỳ này cũng đánh dấu việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế với hai nước bạn Lào, Campuchia; mở rộng quan hệ hợp tác, đối ngoại đa dạng với Liên Xô, các nước XHCN ở Đông Âu…
GIAI ĐOẠN 1954-1975
Giữa năm 1954,cơ quan Bộ Giáo dục chuyển từ Tuyên Quang về Thái Nguyên để chuẩn bị về Hà Nội. Bộ chỉ đạo các trường trực thuộc và các địa phương có vùng mới giải phóng chuẩn bị điều kiện cần thiết ban đầu để phục hồi trường lớp.
Năm 1956, tiến hành cải tạo giáo dục đã đặt cơ sở cho việc hình thành Hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm gồm 3 cấp học.
Tháng 10/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phê chuẩn việc thành lập Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tách khỏi Bộ Giáo dục và bổ nhiệm đồng chí Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng.
Tháng 10/1972, Tiểu ban Giáo dục thuộc Trung ương cục miền Nam được thành lập. Miền Bắc đã chi viện 3000 cán bộ cùng nhiều tài liệu sách giáo khoa, tạo điều kiện để phong trào giáo dục miền nam có nhiều chuyển biến mới.
Ở thời kì này, hàng vạn thanh niên tiêu biểu của cả nước đã được cử ra nước ngoài học tập trở thành những tri thức, nhà khoa học là nguồn lực to lớn, góp phần phụng sự kháng chiến thắng lợi, xây dựng Tổ quốc
GIAI ĐOẠN 1996- NAY
Thực hiện các mục tiêu lớn trong Chiến lược phát triển giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế thành công.
Giáo dục đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao trình độ đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
Xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng thêm và từng bước hiện đại hóa
Giáo dục trong giai đoạn này đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân.
GIAI ĐOẠN 1945-1954
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, lịch sử giáo dục nước nhà sang một trang mới. Bộ Quốc gia giáo dục là một trong những Bộ - thành viên Chính phủ - được thành lập ngay từ những ngày đầu. Bộ trưởng đầu tiên là ông Vũ Đình Hòe.
Ngày 02/03/1946, trong kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, ông Đặng Thai Mai được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục (thay ông Vũ Đình Hòe sang làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
Chính phủ đã kí sắc lệnh quan trọng thành lập Nha bình dân học vụ, chống nạn mù chữ. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chủ trương cải tổ và xây dựng bước đầu đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc gia.
Tháng 11/1946, trong kì họp thứ 2, Quốc hội khóa 1, ông Nguyễn Văn Huyên được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục. Bộ Quốc gia giáo dục gồm Văn phòng Bộ và các nha: Đại học vụ, Trung học vụ, Tiểu học vụ và Nha Bình dân học vụ.
Năm 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục. Cuộc cải cách này quyết định thực hiện hệ thống trường phổ thông 9 năm và chương trình giảng dạy mới. Giai đoạn này đánh dấu việc thành lập Công đoàn Giáo dục Việt Nam (7/1951)
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, sự nghiệp giáo dục luôn được duy trì và không ngừng phát triển. Cuộc cải cách giáo dục 1950-1954 tuy còn mặt hạn chế, nhưng đã thay đổi cơ bản nền giáo dục thực dân cũ, xây dựng nền tảng cho nên giáo dục mới: dân tộc, khoa học, đại chúng.