Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PP QUAN SÁT, ĐÀM THOẠI, PP quan sát, Khái niệm, Ưu điểm, Nhược điểm, Các…
PP QUAN SÁT, ĐÀM THOẠI
Quan sát là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác các sự vật ,hiện tượng một cách có mục đích ,có kế hoạch,có trọng tâm,qua đó có thể rút ra được các kết luận khoa học
- Phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ: Nhận thức cảm tính là chủ yếu, tư duy cụ thể, trí nhớ trực quan hình tượng, chú ý không chủ định
- Rèn luyện, phát triển các giác quan
- Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động và trải nghiệm.
- Củng cố và chính xác hóa những biểu tượng đã có.
- Kích thích tính ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Dễ dàng phát hiện sự thay đổi và sự khác nhau, giống nhau của sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Giáo dục trẻ gắn bó với môi trường xung quanh.
- Phát triển tư duy,và nâng cao tính tự lực ,tích cực của học sinh
- Mang lại hiệu quả cao
- Thông qua việc tổ chức cho HS quan sát,hình thành ở các em những biểu tượng và những khái niệm đầy đủ,chính xác ,sinh động
- phát triển năng lực quan sát,năng lực tư duy và ngôn ngữ cho các em
- Biểu tượng thu nhận được chưa sâu sắc.
- Phạm vi nhận biết sự vật, hiện tượng bị bó hẹp: chỉ nhận biết được sự vật, hiện tượng trong môi trường gần
- Không phải lúc nào cũng tìm được đối tượng quan sát phù hợp với nội dung,mục tiêu bài học.
- Quan sát theo hình thức lớp,sẽ khiến GV khó kiểm soát lớp,bao quát lớp học và HS khó tập trung học sau khi thực hành quan sát xong
- Đòi hỏi việc chuẩn bị đồ dùng dạy học công phu ,tốn thời gian ,tốn kém
Bước 1 : Lựa chọn đối tượng quan sát
Tùy theo nội dung học tập giáo viên sẽ chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.Bước 2 : Xác định mục đích quan sát.
Trong quá trình quan sát không phải lúc nào học sinh cũng rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng giáo viên cần xác định mục đích của việc quan sát .Bước 3 : Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát.
Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hoặc cả lớp . Điều đó phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và năng lực quản lý của giáo viên.
- Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh :
- Quan sát tổng thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết .
- Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong.
- So sánh với các đối tượng cùng loại ( mà các em đã biết ) để tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau.
Bước 4 : Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng.
Là phương pháp dùng lời nói nhưng dưới hình thức trao đổi qua lại giữa thầy và trò, thường giáo viên là người chủ động đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời.
- Kích thich tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập
- Bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học trong lời nói
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, làm cho không khí lớp học sôi nôỉ
- Giúp cho giáo viên nắm bắt được năng lục của người học để có sự điều chỉnh kịp thời.
- Nếu vận dung không khéo léo: dễ làm mất thì giờ ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch dạy học.Nhiều khi đàm thoại trở thành những cuộc tranh luạn, không mang lại hiệu quả trong giờ dạy.
- Trong đàm thoại, nếu câu hỏi chỉ đòi hỏi tái hiện tri thức một cách máy móc sẽ ảnh hưởng tới tư duy logic, tư suy sáng tạo, tính tính cực và chủ động của học sinh
Bước 1:+ Xác định mục tiêu đàm thoại
- Lựa chọn nội dung đàm thoại
- Dự kiến thời gian, hình thức đàm thoại
Bước 2: + Giới thiệu nội dung đàm thoại
- Giáo viên và học sinh cùng nhau thảo luận về vấn đề
- Cho học sinh đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đàm thoại
Bước 3: Giáo viên đưa ra kết luận
- Dựa vào mục đích đàm thoại:
- Đàm thoại hình thức
- Đàm thoại gợi mở
- Đàm thoại nêu vấn đề
- Dựa vào mục đích sư phạm của phương pháp đàm thoại:
- Đàm thoại gợi mở
- Đàm thoại tổng kết
- Đàm thoại củng cố
- Đàm thoại kiểm tra
- Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh:
- Đàm thoại tái hiện
- Đàm thoại giải thích- minh họa
- Đàm thoại tìm tòi-phát hiện
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-