Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PP DẠY HỌC KHXH Ở TH, Nhóm 11
Nguyễn Quỳnh Chi
Trần Thúy Quỳnh
Lưu Thị…
PP DẠY HỌC KHXH Ở TH
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN
Cách tiến hành
- Chia nhóm : tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp mà GV có thể chia nhóm cho phù hợp, có thể chia theo vị trí bàn học 2 hoặc 4, hoặc 6 học sinh.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Ổn định tổ chức, giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm thông qua phiếu học tập hoặc lời chỉ dẫn trực tiếp của GV. Các nhóm tiến hành bàn bạc thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao, GV theo dõi hoạt động của các nhóm, kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm: Kết thúc thời gian thảo luận nhóm đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của học sinh, GV nhận xét, đưa ra kết luận chung.
-
Khái niệm
- Thảo luận là sự bàn bạc, trao đổi ý kiến giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề về cuộc sống.
- Trong dạy học thảo luận có thể là một phần của bài học để tìm tòi, xác định vấn đề hoặc để nhận định, đánh gía một vấn đề.
Ví dụ minh họa
- Bài 32: Làng quê và đô thị
- Khi dạy bài này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm như sau:
- Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm (mỗi nhóm từ 4-6 em), phát phiếu giao việc cho từng nhóm( phiếu giao việc của các nhóm như nhau). Nội dung phiếu giao việc như sau: Em hãy quan sát các hình 1,2,3 trang 62 SGK để tìm ra sự khác biệt giữa làng quê và đô thị rồi ghi vào phiếu học tập GV đã phát
- Các nhóm ổn định tổ chức, tiến hành thảo luận để tìm ra những đặc trưng của làng quê và đô thị về phong cảnh, lao động sống của con ngưòi, hoạt động giao thông . Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn, hướng việc thảo luận của các em vào những vấn đề trọng tâm, cơ bản.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Giáo viên kết luận về đặc điểm của làng quê và đô thị
PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN
Yêu cầu sư phạm
- Lựa chọn các câu chuyện sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học.
- Xác định thời điểm sử dụng kể chuyện (vào giai đoạn nào của tiết học).
- Dự kiến được các PP, phương tiện có thể sử dụng kết hợp với kể chuyện
- Lời kể của giáo viên phải sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, uyển chuyển, kết hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt, với việc sử dụng các phương tiện trực quan cần thiết. Có như vậy mới lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh.
- Dành thời gian cho học sinh thảo luận hoặc cho học sinh kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.
Ví dụ minh họa
Bài: Không khí gồm những thành phần nào? (Khoa học 4)
Để gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò cho học sinh, GV có thể bắt đầu bài học bằng chuyện kể sau :
Người đầu tiên trên thế giới phát hiện tra các thành phần của không khí là nhà bác học người Pháp tên là Lavôdiê. Ông đã khám phá ra các thành phần của không khí bằng cách nào? Không khí gồm những thành phần nào? Bài học hôm nay bằng các thí nghiệm chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi này.
Ưu điểm
- Việc kể chuyện góp phần phát triển trí tưởng tượng cho HS
- Sức mạnh của chuyện kể của giáo viên còn ở sự tạo ra cho học sinh niềm tin vào cái Chân - Thiện - Mỹ, vào sức sáng tạo vô hạn của con người trong việc cải tạo thế giới tự nhiên và xã hội. Ngoài ra khi kể lại những câu chuyện, học sinh được tập diễn đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngôn ngữ của mình từ đó phát triển ngôn ngữ, tư duy, khả năng diễn đạt của các em.
- Kể chuyện tạo nên một bức tranh sinh động về những sự kiện, hiện tượng, về những nhân vật dễ gây hứng thú cho học tập cho học sinh.
Khái niệm
- Kể chuyện là cách dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và truyền cảm đến học sinh về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, hoặc một hiện tượng tự nhiên, một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ.
- PP Kể chuyện là dạng thuyết trình đặc biệt, được sử dụng trong dạy học môn TN-XH, nhất là với nhóm kiến thức lịch sử.
-