Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DH KHXH (NHÓM 7) - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DH KHXH (NHÓM 7)
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN
Khái niệm
Thảo luận là phương pháp dạy học do giáo viên tổ chức cuộc đối thoại,trao đổi ý kiến giữa giáo viên và học sinh ,giữa học sinh với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề của cuộc sống để rút ra kết luận
Vai trò
Phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong học tập,học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức của bài bằng chính hoạt động của mình
Đề cao sự hợp tác tích cực ở học sinh ,rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong học tập ,kĩ năng hợp tác và nhiều kĩ năng khác
Tăng cường phát triển tính hợp tác với nhau rèn được khả năng giải quyết vấn đề ,huy động trí tuệ tập thể,HS học hỏi từ các bạn của mình
Tạo mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh ,học sinh với học sinh . giáo viên và học sinh có thể gần gũi nhau hơn,học sinh tiếp thu chủ động hơn
Cách tiến hành
Bước 1:chuẩn bị
Xác định mục tiêu
Xác định nội dung thảo luận
Dự kiến hình thức ,thời gian địa điểm thảo luận
Dự kiến các tình huống có thể xảy ra
Bước 2: tiến hành
Nêu vấn đề thảo luận
Xác định hình thức thảo luận
Cho học sinh tiến hành thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả thảo luận
Giáo viên đưa ra kết luận
Ví dụ minh hoạ
Vận dụng phương pháp thảo luận trong bài: an toàn trên đường đi học
Bước 1 chuẩn bị
Mục đích của việc thảo luận là giúp học sinh nhận biết các tình huống có thể xảy ra tai nạn trong tranh và nêu được cách phòng tránh
Nội dung thảo luận là các tình huống trong tranh
Thảo luận trên lớp,thời gian là 5 phút và thảo luận theo nhóm bàn
Bước 2 : tiến hành
Giáo viên chia nhóm để thảo luận
Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm: học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
em thấy gì trong tranh vẽ / tình huống nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn trong mỗi cảnh đó
Các nhóm tiến hành thảo luận trong 5 phút ,giáo viên theo dõi,giúp đỡ nhóm gặp khó khăn
Đại diện nhóm lên trình bày ,nhóm khác lắng nghe và bổ sung
GV huớng dẫn và rút ra kết luận: để tránh xảy ra tai nạn thì mọi người cần chấp hành đúng luật giao thông
PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN
Khái niệm
Phương pháp kể chuyện là cách thức dùng lời nói trình bày một cách sinh động,có hình ảnh và truyền cảm hứng đến người nghe về một nhân vật lịch sử,một phát minh khoa học,...để hình thành một biểu tượng một khái niệm với niềm tin sâu sắc
Kể chuyện là phương pháp dạy học được sử dụng thường xuyên trong môn TNXH đặc biệt với phần lịch sử
Tác dụng
Kể chuyện là phương pháp dùng tương đối phổ biến để truyền đạt và cung cấp thông tin cho học sinh
Phương pháp hữu hiệu trong việc diễn đạt các ý tưởng ,những khái niệm
Tạo nên một bức tranh sinh động về quá khứ ,đó là những biến cố lịch sử,là những nhân vật nổi tiếng
Tạo ra niềm tin vào sự chân thiện mĩ ,vào sức sáng tạo vô hạn của con người
Thúc đẩy phát triển ngôn ngữ thông qua các câu chuyện mà bé được nghe
Phát huy trí tưởng tượng
Bồi dưỡng kiến thức,tâm hồn cho trẻ khôn lớn
Cách tiến hành
Bước 1:Chuẩn bị
Xác định nội dung,mục tiêu kể chuyện
Giáo viên trực tiếp kể chuyện,thông qua đó cung cấp thông tin về nội dung bài học
Học sinh được tham gia kể chuyện sau khi đã tìm hiểu bài học,đã đối thoại
Kể chuyện kết hợp các phương tiện nghe,nhìn dưới dạng dẫn chuyện hay thuyết minh
Bước 2:Giáo viên hướng dẫn học sinh kể lại
Cách 1:Hệ thống câu hỏi để giúp HS nắm được chi tiết,sự kiện trong câu chuyện
Cách 2:Sử dụng tranh ảnh,sắp xếp tranh theo thứ tự để HS nắm được nội dung câu chuyện
Cách 3:Sử dụng lược đồ,sự dụng với các trận đánh lịch sử
Cách 4:Sử dụng bảng niên biểu
Bước 3:Phân tích giúp học sinh hiểu biết hơn về nhân vật,sự kiện lịch sử.
Bước 4:Tổng kết và kết luận
Vai trò
Học sinh được rèn luyện ,thực hành những kĩ năng ứng xử,bày tỏ thái độ của bản thân
Gây chú ý và hứng thú cho học sinh
Khích lệ sự thay đổi thái độ,hành vi hợp với chuẩn mực xã hội
Ví dụ minh hoạ:Bài Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Bước 1:Mục tiêu học sinh hiểu
Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý,Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý,là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long
Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh
Khái quát câu chuyện:Nội dung bài đề cập đến việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành kinh đô Thăng Long
Sử dụng lược đồ " Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ" của nước ta để chỉ cho HS địa điểm Hoa Lư kinh đô và việc chuyển đô về kinh thành Thăng Long
Bước 2:Giáo viên kể chuyện cung cấp kiến thức cho học sinh
Bước 3:Phân tích
Vua Lê Long Định mất,Lý Công Uẩn lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Thái Tổ
Năm 1009,nhà Lý thành lập
Năm 1010,vua Lý dời đô ra Đại La vì Đại La có nhiều lợi thế:là trung của đất nước,đất rộng,bằng phẳng,màu mỡ;dân khổ vì ngập lụt,muôn vật phong phú,tươi tốt
Bước 4:Tổng kết
Bài học cho các bạn biết và hiểu về sự kiện lịch sử:vua Lý chuyển đô từ Hoa Lư về Đại La đổi thành kinh thành Thăng Long đặt tên nước là Đại Việt