Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bản chất và thuộc tính của pháp luật - Coggle Diagram
Bản chất và thuộc tính
của pháp luật
Bản chất của pháp luật
Tính giai cấp của pháp luật
Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội
Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích của giai cấp thống trị
Giá trị xã hội của pháp luật
Pháp luật đảm bảo cho những chủ thể có ngang quyền với nhau thực hiện những nhu cầu về quyền lựa chọn hành vi và trách nhiệm của mình thông qua các phạm trù pháp lý: quyền chủ thể, nghĩa vụ chủ thể, năng lực hành vi…
Pháp luật là công cụ và là cơ sở để nhận thức xã hội
Pháp luật khi được chính thức ban hành có giá trị và đăng tải thông tin, định hướng hành vi xã hội, tác động mạnh mẽ vào ý thức và tâm lý xã hội
Tính dân tộc
Pháp luật được người dân chấp thuận là của mình, được xây dựng trên nền tảng dân tộc, thấm nhuần tính dân tộc
Pháp luật phản ánh được những phong tục tập quán, đặc điểm lịch sử, trình độ địa lý và trình độ văn minh, văn hóa của dân tộc
Tính mở
Pháp luật phải là hệ thống pháp luật mở, sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền văn minh, văn hóa pháp lý của nhân loại làm giàu cho mình
Thuộc tính của pháp luật
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật (hay tính bắt buộc chung)
Quy phạm được hiểu là những quy tắc xử sự chung, được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực, mực thước đối với hành vi của 1 phạm vi cá nhân, tổ chức. Pháp luật được biểu hiện cụ thể là những quy phạm pháp luật. Do vậy nó cũng là quy tắc xử sự chung cho phạm vi cá nhân hoặc tổ chức nhất định.
Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Pháp luật với các loại quy phạm khác ở chỗ: Pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Là sự thể hiên nội dung pháp luật dưới những hình thức nhất định
Nội dung của pháp luật được xác định rõ ràng, chặt chẽ, khái quát trong các khoản của điều luật, trong các điều luật, văn bản pháp luật và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung
Tính cưỡng chế của pháp luật
Cưỡng chế là một tính chất cơ bản của pháp luật. Tính chất cưỡng chế làm cho pháp luật khác với đạo đức và phong tục.
Sự cưỡng chế của pháp luật không phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm.
Sự cưỡng chế được thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Nhà nước XHCN không thừa nhận các hành vi bạo lực trái với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm pháp luật.