Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC, . - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
KHÁI NIỆM
Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để tri giác có mục đích đối với các đối tượng cần tri giác trong tự nhiên và xã hội mà không có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các hiện tượng hoặc sự vật đó.
ƯU ĐIỂM
Học sinh được sử dụng phối hợp nhiều giác quan để tri giác sự vật, hiện tượng, hình thành được các biểu tượng, các khái niệm cụ thể về hiện tượng.
Tạo hứng thú học tập, phát triển khả năng tập trung, chú ý, óc tò mò khám phá khoa học.
Phát triển tư duy và nâng cao tính tự lực, tích cực của học sinh.
Dạy học sử dụng phương pháp quan sát giúp giáo viên tiết kiệm lời giảng kèm theo ví dụ minh họa làm cho bài giảng sinh động, cụ thể, hấp dẫn.
Phương pháp quan sát dễ kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp đàm thoại, phương pháp phân tích bài giảng, phương pháp thảo luận nhóm,... làm cho bài giảng không nhàm chán.
HẠN CHẾ
Không phải lúc nào cũng tìm được đối tượng quan sát phù hợp với nội dung học tập.
Khó phân bố thời gian, dễ cháy giáo án.
Công tác chuẩn bị đồ dùng học tập công phu, tốn thời gian, tốn kém.
Sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi cao sự kết hợp khéo léo với các phương pháp và giáo viên phải quản lý lớp học tốt.
MỘT SỐ LƯU Ý
Đối với môn TNXH, đối tượng quan sát của học sinh không chỉ là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình, lớp học cây cối, con người và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội... Vì vậy, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp hay có thể đi xa hơn như công viên,...
Giáo viên sử dụng đối tượng quan sát như là nguồn tri thức để tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động học tập, từng bước phát triển kiến thức mới.
Để khắc phục việc học sinh thường chỉ sử dụng thị giác để quan sát, giáo viên cần hướng dẫn cho các em huy động tối đa tất cả các giác quan để quan sát. Như vậy, học sinh mới nhớ bài lâu và có những biểu tượng chính xác về các sự vật, hiện tượng.
CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Xác định mục đích quan sát
Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả về đối tượng được quan sát
VÍ DỤ MINH HỌA: Cây rau (TN&XH lớp 1 trang 45)
Bước 1: Học sinh quan sát cây rau.
Bước 2 : Sau khi quan sát học sinh nhận xét cây rau và biết mô tả cây rau bằng vốn từ của mình.
Bước 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh ra vườn trường để các em quan sát cây rau theo các câu hỏi gợi ý
Bước 4 : Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát và mô tả cây rau
PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI
KHÁI NIỆM
Là phương pháp mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi, để học sinh căn cứ vào kiến thức đã có kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên qua các thiết bị giảng dạy để làm sáng tỏ vấn đề, tìm ra những tri thức mới; nhằm củng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức đã tiếp thu được, từ đó tổng kết hệ thống hóa tri thức.
PHÂN LOẠI
Đàm thoại tái hiện
Đàm thoại giải thích minh hoạ
Đàm thoại ơrixtic.
ƯU ĐIỂM
Đó là một cách có hiệu quả để điều khiển hoạt động tư duy của học sinh,kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức.
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác đầy đủ gọn gàng.
Tạo không khí học tập sôi động, học sinh hứng thú với bài học, phát triển tư duy độc lập, tích cực nhận thức và năng lực diễn đạt bằng lời.
Tạo không khí học tập sôi động, học sinh hứng thú với bài học, phát triển tư duy độc lập, tích cực nhận thức và năng lực diễn đạt bằng lời.
Thông qua đó giáo viên vừa có khả năng chỉ đạo nhận thức toàn lớp vừa chỉ đạo nhận thức của từng học sinh.
HẠN CHẾ
Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học.
Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa GV và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhau.
NHỮNG YÊU CẦU SƯ PHẠM ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP
Các câu hỏi được chia thành đơn giản và phức tạp.
Không đặt những câu hỏi mà ở trong câu hỏi đã có sẵn câu trả lời. Những câu hỏi học sinh đoán mò hoặc trả lời ở dạng đúng sai.
Câu hỏi phải kích thích được suy nghĩ tìm tòi của học sinh.
Số lượng và tính chất phức tạp của câu hỏi phụ thuộc vào tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu, kiến thức cần thiết để tiếp thu tài liệu mới, trình độ phát triển của học sinh.
Sau khi giải quyết xong một vấn đề cần tổng kết lại kết quả của việc giải quyết vấn đề nêu ra.
Cần rèn cho học sinh biết cách trả lời thành câu tương đối hoàn chỉnh với vốn từ ngữ cảu các em.
Phải đảm bảo nguyên tắc đàm thoại với cả lớp và không bị động “theo đuôi” lớp. Muốn vậy cần đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ rồi mới chỉ định một học sinh trả lời, không chiều theo ý muốn của học sinh đi lệch khỏi trọng tâm vấn đề.
Phải làm cho học sinh ý thức được mục đích của toàn bộ hay một phần lớn của cuộc đàm thoại.
CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
Xác định mục tiêu và nội dung đàm thoại
Xác định dự kiến câu hỏi và dự kiến đáp án trả lời
Dự kiến thời gian, thời điểm, các tình huống có thể xảy ra
Bước 2: Tiến hành đàm thoại
Đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức và kinh nghiệm mà học sinh biết
GV đưa ra câu hỏi đàm thoại, HS suy nghĩ và trả lời
GV đưa ra nhaann xét câu trả lời của học sinh
Bước 3: GV tổng kết và đưa ra kết luận
.