Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON - Coggle Diagram
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Chương trình giáo dục nhà trẻ
Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- xã hội và thẩm mĩ.
Phát triển thể chất
Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.
Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.
Có một số tố chất vận động ban đầu( nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).
Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.
Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.
Phát triển vận động
Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.
Tập các cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp với tay mắt.
Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữu gìn sức khỏe.
Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.
Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.
Phát triển nhận thức
Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
Có sự nhạy cảm của các giác quan.
Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản.
Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc.
Luyên tập và phối hợp các giác quan.
Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
Nhận biết
Tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa, quả quen thuộc với trẻ.
Một số màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh), kích thước (to- nhỏ), hình dạng (tròn, vuông), số lượng ( một- nhiều) và vị trí trong không gian (trên- dưới, trước- sau) so với bản thân trẻ.
Tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.
Bản thân và những người gần gũi.
Tên gọi, chức năng của một số bộ phận trên cơ thể của con người
Phát triển ngôn ngữ
Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.
Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.
Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.
Hồn nhiên trong giao tiếp.
Nói
Trả lời và đặt một số câu hỏi đơn giản.
Thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói.
Phát âm các âm khác nhau.
Làm quen với sách
Mở sách, xem và gọi tên sự vật, hành động của các nhân vật trong tranh.
Nghe
Nghe, hiểu các từ và câu chỉ đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc và một số loại câu hỏi đơn giản.
Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao có nội dung phù hợp với độ tuổi.
Nghe các giọng nói khác nhau.
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ
Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.
Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.
Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình,..
Phát triển kỹ năng xã hội
Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.
Hành vi văn hóa và thực hiện các quy định đơn giarntrong giao tiếp, sinh hoạt.
Phát triển cảm xúc thẩm mỹ
Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc.
Vẽ nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh.
Phát triển tình cảm
Ý thức về bản thân
Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc.
Các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục.
Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
Theo vị trí không gian
Theo số lượng trẻ
Theo mục đích và nội dung giáo dục
Phương pháp giáo dục
Nhóm pp trực quan minh họa
Nhóm pp thực hành (với hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi; trò chơi; luyện tập)
Nhóm pp tác động bằng tình cảm
Nhóm pp dùng lời nói
Nhóm pp đánh giá nêu gương
Các hoạt động giáo dục
Hoạt động chơi
Hoạt động chơi- tập có chủ định
Hoạt động với đồ vật
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Hoạt động giao lưu cảm xúc
Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động
Môi trường vật chất
Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng nhóm/lớp
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trờ
Môi trường xã hội
Chương trình giáo dục mẫu giáo
Nhằm giúp trẻ từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.
Phát triển ngôn ngữ
Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày.
Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau(lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,..).
Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.
Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết.
Nói
Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau.
Sử dụng đúng từ ngữ và câu giao tiếp hàng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.
Phát âm rõ các tiếng trong Tiếng Việt
Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.
Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.
Làm quen với việc đọc, viết.
Làm quen với cách sử dụng sách, bút.
Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống.
Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.
Nghe
Nghe lời nói trong giao tiếp hàng ngày.
Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát.
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Có ý thức về bản thân.
Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.
Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
Có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.
Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình. trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
Phát triển tình cảm
Ý thức về bản thân.
Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh.
Phát triển kỹ năng xã hội
Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
Quan tâm, bảo vệ môi trường.
Phát triển nhận thức
Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phân đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau( bằng hành động, hình ảnh, lời nói,..) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.
Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
So sánh, sắp xếp theo quy tắc.
4-5 tuổi
So sánh và phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp
theo quy tắc
5-6 tuổi
Tạo ra quy tắc sắp xếp
3-4 tuổi
So sánh 2 đối tượng về kích thước
Xếp xen kẽ
Đo lường
4-5 tuổi
Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo
Đo dung tích bằng một đơn vị đo
5-6 tuổi
Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả
Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau
Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả
Xếp tương ứng.
4-5 tuổi: Xếp tương ứng 1-1 và ghép đô
5-6 tuổi: Ghép thành cặp những đối tượng có mối
liên quan
3-4 tuổi: Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi
Hình dạng
4-5 tuổi
So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình:
Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật
Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới
theo ý thích và theo yêu cầu
5-6 tuổi
Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ
nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong
thực tế
Tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác
nhau
3-4 tuổi
Nhận biết, gọi tên các hình: Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận biết các dạng hình đó trong thực tế
Sử dụng các hình hình học để chắp ghép
Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm.
4-5 tuổi
Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5
Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong
cuộc sống hằng ngày (Số nhà, biển số xe,...)
Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo
khả năng
5-6 tuổi
Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10
Gộp\tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác
nhau và đếm
Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
3-4 tuổi
1 và nhiều
Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo
khả năng
Tách một nhóm đối tượng thành một nhóm nhỏ hơn
Định hướng trong không gian và định hướng thời gian.
3-4 tuổi
Nhận biết phái trên-phía dưới, phía trước - phía
sau, tay phải - tay trái
4-5 tuổi
Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so
với bạn khác (phía trước - phía sau; phía trên - phía
dưới, phái phải - phía trái)
Nhận biết các buổi: Sáng, trưa, chiều, tối
5-6 tuổi
Xác định vị trí của đồ vật (phía trước - phía sau,
phía trên - phía dưới, phía phải - phía trái) so với
bản thân trẻ, với bạn khác, với một vật nào đó làm
chuẩn
Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai
Gọi tên các thứ trong tuần
Khám phá xã hội
Trường mầm non
Một số nghề phổ biến
Bản thân, gia đình, họ hàng và cộng đồng
Danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ, hội.
Khám phá khoa học
Đồ vật
Động vật và thực vật
Các bộ phận của cơ thể con người
Một số hiện tượng tự nhiên
Phát triển thẩm mĩ
Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc ( nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình).
Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).
Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật.
Phát triển thể chất
Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe.
Có một số thói quen, kĩ năng tối trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân.
Phát triển vận động
Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
Tập các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
Giữ gìn sức khỏe và an toàn.
Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe.
Các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục.
Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
Theo vị trí không gian
Theo số lượng trẻ
Theo mục đích và nội dung giáo dục
Phương pháp giáo dục
Nhóm pp thực hành (với hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi; trò chơi; luyện tập)
Nhóm pp dùng lời nói
Nhóm pp trực quan minh họa
Nhóm pp đánh giá nêu gương- đánh giá
Nhóm pp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
Các hoạt động giáo dục
Hoạt động chơi
Hoạt động lao động
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Hoạt động học
Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động
Môi trường vật chất
Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời
Môi trường xã hội