Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương trình dạy học KHXH ở Tiểu học - Coggle Diagram
Chương trình dạy học KHXH ở Tiểu học
Mục tiêu dạy học khoa học xã hội ở tiểu học
Về thái độ
Hình thành thái độ đúng đắn với bản thân, gia đình và cộng đồng
Yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống
Ham hiểu biết khoa học
Về kĩ năng
Biết vận dụng kiến thức đẫ học vào cuộc sống hằng ngày
Biết quan sát và thực hiện một số thí nghiệm đơn giản
Biết phân tích, đánh giá, so sánh một số mối quan hệ đơn giản, những dấu hiệu chung và riêng của sự vật hiện tượng
Về kiến thức
Xã hội: học sinh sẽ có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian( biết được một só sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử) và không gian ( sơ lược về đất nước Việt Nam, các châu lục)
Con người: học sinh có hiểu biết cơ bản về con người ở các phương diện sinh học và nhân văn
Thế giới vật chất xung quanh:biết về giới tự nhiên vô sinh và giới tự nhiên hữu sinh
Sức khoẻ: vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng chống một số bệnh tật và tai nạn, các vấn đề về sức khoẻ.
Yêu cầu cần đạt dạy học KHXH ở TH
Những năng lực cần có ở học sinh
Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động thể hiện ở
Sự tích cực tham gia hoặc thiết kế, tổ chức các hoạt động, đặc biệt các hoạt động xã hội.
Biết đóng góp vào thành công chung
Thể hiện tính tuân thủ với quyết định của tập thể cũng như sự cam kết.
Trách nhiệm với công việc được giao, biết quản lí thời gian và công việc cũng như hợp tác hoặc tập hợp, khích lệ…. các cá nhân tham gia giải quyết vấn đề và sẵn sàng hỗ chợ, giúp đỡ mọi người.
Năng lực tự quản lí và tổ chức cuộc sống cá nhân
+Là khả năng tự phục vụ và sắp xếp cuộc sống cá nhân
+Biết thực hiện vai trò của bản thân trong tổ , trong lớp, trong gia đình
+Biết chia sẻ công việc
Năng lực tự nhận thức và tích cực hoá bản thân
+Là khả năng nhận thức về giá trị của bản thân
+Là sự nhận thức về điểm mạnh cũng như điểm yếu trong năng lực và tính cách của bản thân.
+Tìm đước động lực để tích cực hoá quá trình hoàn thiện và phát triển nhân cách
+Là sự xác định đúng vị trí của bản thân trong các mối quan hệ và ngữ cảnh giao tiếp hay hoạt động để ứng xử phù hợp
+Luôn thể hiện người sống lạc quan với suy nghĩ tích cực.
Năng lực phám phá và sáng tạo
Thể hiện tính tò mò , ham hiểu biết , luôn quan sát thế giới xung quanh mình,thiết lập mối liên hệ,quan hệ giữa các sự vật hiện tượng
Thể hiện ở khả năng tư suy linh hoạt mềm dẻo,tìm ra được phương pháp độc đáo và tạo ra sản phẩm độc đáo.
Năng lực tự học
+Là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác chủ động
+Tự đặt mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện .
+Điều chỉnh những sai sót,hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời đóng góp ý kiến của giáo viên , bạn bè.
+Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập.
Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và hành vi.
Yêu thiên nhiên và gia đình , trường học, quê hương.
Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng
Ham hiểu biết , ham học hỏi.
Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng
-Quan sát
-Nhận xét
-Nêu thắc mắc
-Đặt câu hỏi
-Biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật , hiện tượng đơn giản trong xã hội.
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản ban đầu về môn tự nhiên -xã hội
Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN-XH.
Con người và sức khoẻ : Các giác quan, cấu tạo,chức phận của các hệ cơ quan chính trong cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật , tai nạn thường gặp.
Quan điểm xây dựng chương trình KHXH
Chương trình giáo dục Tiểu học hiện hành:
Chương trình GD Tiểu học hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.
Học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
Nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh
Bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh không được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông.
Chương trình chưa thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, chưa thực hiện tinh giản, còn chồng chéo nội dung giáo dục.
Chương trình GD Tiểu học hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách giáo khoa và giáo viên.
Chưa trao quyền chủ động cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục.
Chương trình giáo dục phổ thông mới
CT KHXH ở Tiểu học tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong CTGDPT tổng thể, gồm
Định hướng chung cho tất cả các môn học như: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt,..
Định hướng xây dựng các môn TN và XH, lịch sử, địa lý.
CT KHXH ở TH kế thừa những ưu điểm của các CT trước đây.
Lựa chọn những kiến thức cơ bản, sơ giản về gia đình, nhà trường, cộng đồng, tự nhiên dân cư, 1 số hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hóa của VN và cả TG.
CT KHXH ở TH được xây dựng tích hợp với các nội dung liên quan.
Tích hợp vấn đề về môi trường; giáo dục giá trị nhân văn; gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội dung với thực tiễn nhắm hình thành cho học sinh nhận thức chung và nhận thức chuyên môn của KHXH.
Kết nối kiến thức của chương trình KHXH với khoa học tự nhiên, đạo đức, hoạt động trải nghiệm,... giúp học sinh vận dựng tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
CT môn KHXH ở TH lựa chọn những nội dung thiết thực với việc hình thành, phát triển phẩm chất,năng lực của học sinh.
Thông qua các phương pháp tổ chức hoạt động tích cực như khám phá vấn đề, luyện tập, thực hành. Các hoạt động nói trên được tổ chức ở nhiều địa điểm trong khuôn viên nhà trường thông qua nhiều hình thức đa dạng.
CT môn KHXH được thiết kế theo hướng mở.
Phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước và của các của các địa phương, phù hợp với khả năng của GV; HS và thực tiễn dạy học ở trường. Thông qua các chủ đề học tập, các hình thức dạy và học có thể linh hoạt để điều chỉnh phù hợp với đối tượng HS khác nhau.