Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh - Coggle Diagram
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Năm 1890 -1911:
Bác tiếp thu truyền thống dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá Quốc học và Hán học, tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chứng kiến cuộc sống khổ cực của đồng bào.
Năm 1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước
1911-1920
Năm 1911, Bác sang Pháp, sau đó sang Anh, Mỹ
Năm 1913, Người từ Mỹ quay lại Anh tham gia công đoàn thuỷ thủ Anh.
Năm 1917, Người từ Anh lại sang Pháp vào lúc nổ ra cách mạng Tháng Mười Nga, Pa-ri sôi động tìm hiểu cách mạng tháng Mười.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc ra nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng 8/1919, Bác gửi bản yêu sách của nhân dân An-nam đến hội nghị Véc-xay.
Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp thảo luận vấn đề gia nhập Quốc tế III, ngày 30/12/1920 Hồ Chí Minh biểu quyết tán thành Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản
1921-1930
Hồ Chí Minh đã hoạt động thực tiễn và lý luận phong phú trên địa bàn Pháp như: tích cực hoạt động trong ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng xã hội Pháp, xuất bản tờ Le Paria nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (từ 1921-1923)
Năm 1923-1924, tại Liên-Xô, dự đại hội Quốc tế Nông dân, dự đại hội V Quốc tế cộng sản. Năm 1924, Bác về Quảng Châu, tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng, mở lớp huấn luyện cán bộ.
Năm 1925, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản tại Pa-ri. Năm 1927, Bác xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh”
Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng”. Ngày 3/2/1930, Hồ Chí Minh trở thành nhà tư tưởng theo đúng nghĩa.
1930-1945
là thời kỳ thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn
Khẳng định quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là đúng đắn.
Thời kỳ này Hồ Chí Minh và Quốc tế cộng sản mâu thuẫn trong nhận thức về liên minh các lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã giữ vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khuynh hướng “tả” của Quốc tế cộng sản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam thắng lợi.
Năm 1936. Đảng ta đã để ra chính sách mới phê phán những biểu hiện “tả” khuynh, cô độc, biệt phái trước đây.
1936-1939, thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
Tháng 10- 1938 Nguyễn Ái Quốc từ Mátxcơva về Trung Quốc )
Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám (từ ngày 10 đến 19-5- 1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
1945-1969
Năm 1951, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu, thực dân Pháp đã lăm le quay lại xâm lược nước ta.Ngày 23-9- 1940, chúng núp sau quân đội Anh gây hấn ở Nam Bộ. Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào hòng thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, bóp chết nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi.
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954. miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước vẫn bị chia cắt bởi âm mưu gây chiến và xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
Đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà: cách mạng miền Nam giữ vị trí quan trọng, có tác dụng quyết định trực tiếp nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ Quốc hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.