Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Google Analytics, Google Search Console - Coggle Diagram
Google Analytics
Khái niệm
Google Analytics là tool trực tuyến cho các nhà quảng cáo có thể theo dõi số liệu liên quan đến hoạt động của website. Với mong muốn đem đến môi trường Internet “xanh – sạch – đẹp”, Google cung cấp ứng dụng Analytics này nhằm hỗ trợ các quản trị viên website có thể đánh giá tổng thể tình trạng của website với chỉ một con bot tuần tra. Google Analytic đảm bảo số liệu về website mà họ cung cấp đều chính xác.
Chỉ số
Thời lượng của phiên
Thời lượng phiên chính là tổng quãng thời gian mà người dùng ở trên website của bạn, không tính trên một site cụ thể nào. Bạn có thể xem báo cáo thời lượng của phiên tại báo cáo sức thu hút => tất cả lưu lượng truy cập => Kênh.
Thời lượng trung bình của phiên = Tổng thời lượng của tất cả phiên / Tổng tất cả các phiên.
-
Thời gian trên trang
Tại chỉ số này sẽ đo lượng người dùng trên một trang bất kỳ. Ví dụ như vào trang chủ trong 2 phút rồi chuyển sang trang sản phẩm thì thời gian trên trang chủ là 2 phút. Khi đó bạn vào báo cáo hành vi => nội dung trên web => tất cả các trang.
Thời gian trung bình trên trang = Tổng lượng thời gian trên trang / Số lần xem trang
Tỷ lệ chuyển đổi
Chỉ số quan trọng và được quan tâm lớn nhất của các chủ website đó là tỷ lệ chuyển đổi. Chỉ số này sẽ cho thất có bao nhiêu chuyển đổi trên tổng số phiên trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ chuyển đổi có thể được tính là lượt tương tác với web, order, live chat…
Chỉ số Phiên
Phiên là một nhóm các tương tác của người dùng với trang web diễn ra trong một khung thời gian nhất định. Trong Google Analytics ở chế độ mặc định, “khung thời gian nhất định” là 30 phút. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi khoảng thời gian này tùy theo nhu cầu. Một phiên có thể có nhiều lần xem trang, sự kiện, tương tác trên mạng xã hội và giao dịch thương mại điện tử.
-
Chỉ số người dùng
Chỉ số Người dùng (User) cho biết số lượng người đã truy cập vào website của bạn trong một thời điểm nhất định. Mỗi người dùng khi truy cập website sẽ được gắn cho một mã theo dõi (Client ID), nhờ đó Google Analytics có thể xác minh được bao nhiêu người ghé thăm website
Cách sử dụng
Bước 1: Đăng kí tài khoản Google Analytics
- Để đăng ký tài khoản Google Analytics, đến trang chủ Google Analytics. Cần có 1 Gmail để quản lý tài khoản. Điền đầy đủ thông tin về website . Tên Account, tên Property đặt là tên website. Tên website phải nhập chính xác và phân biệt giữa http:// và https://,
có www hay không.
Sau đó bấm Get tracking ID và đồng ý điều khoản của Google để hoàn thành bước đăng ký Google Analytics. Nếu đã có tài khoản GA từ trước và giờ muốn quản lý thêm một website khác, bấm vào Create new account (Tạo tài khoảnmới)
- Bước 2: Cài mã Google Analytics vào website
Mỗi tài khoản (website) đều có một mã theo dõi (tracking code) riêng.
Google Search Console
Khái niệm
- Google Search Console là công cụ kiểm tra hoàn toàn miễn phí do Google tạo ra với nhiều chức năng khác nhau nhằm hỗ trợ tối đa người dùng trong việc quản trị web. Đồng thời, công cụ này sẽ giúp người dùng có thể cải thiện kết quả SEO, cũng như hiệu suất tốt hơn.
Chỉ số
Số lần nhấp chuột
- Hiển thị số lần nhấp chuột đến trang web của bạn thông qua việc tìm kiếm thông tin trên Google. Có nghĩa là khi người dùng nhập thông tin tìm kiếm và có các web hiển thị thì lượng nhấp chuột của người dùng vào web sẽ được ghi lại.
Số lần hiển thị
- Số lần hiển thị link website của bạn do Google sắp xếp, có thể nằm ở trang 1, trang 2, hoặc bất kỳ trang nào khác. Cho dù bạn có cả 2 link web ở trang 1 và trang 2 nhưng khi người dùng xem ở trang 1 thì chỉ được tính là số lần hiển thị 1. Đương nhiên, nếu người dùng nhấp vào cả 2 link thì số lần hiển thị mới được tính là 2.
Vị trí
- Đây là kết quả phản ánh vị trí website của bạn trên bảng xếp hạng Google. Tuy nhiên, 1 trang web sẽ có nhiều vị trí xếp hạng khác nhau. Có rất nhiều người thường thắc mắc không biết tại sao lại có kết quả như vậy. Trên thực tế, do việc truy cập vào web của người dùng thông qua nhiều phương thức khác nhau.
CTR (Tỷ lệ nhấp chuột)
- Tỷ lệ nhấp chuột = Số lần nhấp chuột/ Số lần hiển thị
- Tỷ lệ nhấp chuột càng cao sẽ cho thấy lượng người dùng truy cập vào trang web của bạn mỗi ngày càng lớn. Ngược lại, nếu như tỷ lệ này hiển thị kết quả - thì chứng minh không có ai truy cập. Điều này cho thấy bạn cần tối ưu lại nội dung web để thu hút người dùng hơn nữa.