Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT - Coggle Diagram
NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
CÂU
Câu ghép
Khái niệm
Là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau.
Vế câu trong câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (là cụm chủ ngữ - vị ngữ). Giữa các vế câu ghép có những mối quan hệ nhất định.
Cách nối các vế câu
Nối trực tiếp, không dùng từ ngữ có tác dụng nối. Trong trường hợp này, giữa các vế câu phải dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Nối các vế câu trong câu ghép bằng quan hệ từ
Quan hệ từ: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc, …
Các cặp quan hệ từ
Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; nhờ … mà …
Nếu … thì …; hễ .. thì …
Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng …
Chẳng những … mà còn …; không chỉ … mà còn …
Để … thì …
Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối.
VD:
Mối quan hệ giữa các vế câu
Quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả
Cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên), bởi vì … nên (cho nên), …
VD: Vì trời mưa to nên lớp em không lao động.
Quan hệ từ: vì, bởi vì, do, nên, cho nên. …
Quan hệ: điều kiện – kết quả
Cặp quan hệ từ: nếu … thì …; hễ .. thì …; giá … htì …; hễ mà … thì …
VD: Nếu Nam chăm chỉ học tập thì cậu ấy sẽ đạt học sinh giỏi.
Quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì, …
Quan hệ tương phản
Cặp quan hệ từ: tuy … nhưng …, mặc dù … nhưng, dù … nhưng
VD: Tuy bị đau chân nhưng bạn Nam vẫn đi học đều đặn.
Quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng, …
Quan hệ tăng tiến
VD: Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.
Các cặp quan hệ từ: không những...mà còn; không chỉ...mà còn...
Quan hệ mục đích
Cặp quan hệ từ: để … thì …
Vd: Chúng em cố gắng học tập tốt để thầy cô và bố mẹ vui lòng.
Quan hệ từ: để, thì, …
Thành phần câu
Vị ngữ
Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ; từ là + danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì ? Thế nào ? Là gì ?
Thành phần phụ
Định ngữ
Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ).Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.
Ví dụ
Chị tôi có mái tóc đen. ( đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen là định ngữ)
Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (đen mượt mà là ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen mượt mà là định ngữ)
Bổ ngữ
Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.
VD: Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “vui nhộn”, rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ )
Trạng ngữ
Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …
Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.
Khởi ngữ
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ (đứng giữa câu).
Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.
Khả năng kết hợp : đứng sau quan hệ từ : về, mà, còn, với, đối với…
VD: Đối với tôi, điều này thật quá sức tưởng tượng!
Chủ ngữ
Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo nên.
Một câu có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Khái niệm
Chủ ngữ là thành phần câu trả lời câu hỏi Ai ? hoặc Con gì ?, Cái gì ?
Câu đơn
Khái niệm
Là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó.
Dấu hiệu nhận biết
Khi nói, câu phải có ngữ điệu kết thúc; khi viết, cuối câu phải đặt một trong các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Liên kết câu
Ghép lặp
Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó.- Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề.
Ghép thế
Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước.- Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng, hấp dẫn.
Ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định. Về hình thức, người ta thường liên kết các câu bằng các phép liên kết như phép lặp (lặp từ ngữ), phép thế (thay thế từ ngữ), phép nối (dùng từ ngữ để nối), phép liên tưởng,......
Ghép nối
Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên,thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…- Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn
Phân loại câu theo mục đích
Câu nghi vấn
Câu cầu khiến
Câu trần thuật
Câu cảm thán
Câu phức
Là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nòng cốt, các kết cấu c-v còn lại bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nòng cốt đó.
VD: Cái bàn này chân đã gãy
Kết cấu c-v làm lòng cốt là; cái bàn này-cn, chân đã gãy-vị ngữ, kết cấu c-v nhỏ làm vị ngữ: chân-chủ ngữ 2, đã gãy-vị ngữ 2 ( kết cấu c-v 2 này bị bao hàm trong kết cấu c-v nòng cốt–Đây là câu phức thành phần vị ngữ vì vị ngữ của câu được cấu tạo bởi một kết cấu c-v
Câu đặc biệt
Vd: – A! Mưa.
Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt
Câu rút gọn
Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý.
Vd: –Ôn thi tốt nghiệp môn Văn có nhiều bài không?
–Nhiều lắm!
Từ
Từ ghép
Từ ghép chính phụ
Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Ví dụ: Xanh ngắt, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì....
Từ ghép đẳng lập
Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Giữa các tiếng có sự bình đẳng về mặt ngữ pháp.
Ví dụ: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế,...
Là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.
Ví dụ: Ăn học, ăn nói, ăn mặc, ăn xổi...
từ láy
Từ láy bộ phận
Là từ láy mà giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
Ví dụ: Nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, nhảy nhót...
Từ láy khuyết phụ âm đầu
Ví dụ: Êm ả, êm ái...
Là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm giữa các tiếng lại với nhau.
Ví dụ: Lom khom, ồm ồm, tan tác, luộm thuộm
Từ láy toàn bộ
Là từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối).
Ví dụ: Đăm đăm, lâng lâng, xinh xinh, xa xa...
từ phức
Là từ gồm hai hay nhiều tiếng, có nghĩa.
Ví dụ: Ăn uống, ăn nói, nhỏ nhẹ, con cháu, cha mẹ, anh chị, học sinh, giai cấp,...
Từ đơn
Là từ chỉ gồm có một tiếng, có nghĩa, có thể đứng độc lập một mình.
Ví dụ: Ăn, ngủ, cấy, truyện, kể, viết, đẹp,....
CỤM TỪ
Cụm động từ
Là một loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
Cụm tính từ
Là tổ hợp từ do tính từ và các từ khác đi kèm tạo thành.
Cụm danh từ
Là loại tổ hợp do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nó có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một danh từ, nhưng hoạt động trong câu nó giống như một danh từ
Từ loại
Hư từ
Là lớp từ không có khả năng làm thành tố chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành phần câu, chuyên dùng làm thành tố phụ đi kèm thực từ, hoặc dùng để liên kết từ trong câu.
Hư từ bao gồm các từ loại: phó từ, quan hệ từ, tiểu từ.
phụ từ
là từ chuyên đi kèm với các thực từ để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho các từ đó. PT không làm trung tâm của các ngữ, không có khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
PT chuyên đi kèm với danh từ
PT chuyên đi kèm với động từ, tính từ.
Là lớp từ có số lượng ít hơn so với thực từ, có ý nghĩa phạm trù chung mờ nhạt, chuyên dùng biểu thị các quan hệ, tức là những mối liên hệ giữa các đối tượng phản ảnh và dùng biểu thị cách thức phản ảnh các đối tượng đó.
quan hệ từ
tình thái từ
Đại từ
Thực từ
Phân loại
Danh từ
Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Ví dụ: Trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...
Danh từ chung
Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.
Ví dụ: Thành phố, học sinh, cá, tôm, thôn, xóm, làng, xe, thầy cô,...
Danh từ riêng
Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
Ví dụ: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lý Quang Diệu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Bộ Giáo dục và Đào tạo,...
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Ví dụ: Giáo viên, bút, cuộc biểu tình, mưa, nắng, tác phẩm,...
Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, g, km, cm,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây, giờ,phút...
Danh từ chỉ đơn vị ước chừng
Thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối
Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn, thúng...
Tính từ
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, trạng thái.
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh lè, trắng xóa, buồn bã,...
tính từ chỉ đặc điểm tương đối
Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: Tốt, xấu, ác, giỏi, ...
động từ
Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Thường làm vị ngữ trong câu
Ví dụ: Ăn, đi, ngủ, bơi, tắm, uống,...
Động từ tình thái
Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Ví dụ: Đành, bị, được, dám, toan, định, có,...
Động từ chỉ hoạt động, trạng thái
Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.
Ví dụ: Ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát
KHÁI NIỆM
Là những đặc điểm của tiếng Việt theo các cách tiếp cận ngữ pháp khác nhau: tiếp cận ngữ pháp cấu trúc hay tiếp cận ngữ pháp chức năng.