Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC - Coggle Diagram
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS.
HCM có chí hướng là muốn tìm kiếm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở phương Tây. Nhưng qua tìm hiểu thực tế, Người quyết định không chọn con đường CMTS.
1917, CMT10 Nga thắng lợi đã ảnh hưởng sâu sắc tới HCM trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, HCM tìm thấy ở đó con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: con đường CMVS.
Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trước hết, trên hết.
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
HCM đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân thì sẽ từng bước thực hiện,
CM giải phóng dân tộc, trong điều kiện của VN, muốn thắng lợi phải do ĐCS lãnh đạo
ĐCS là nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
HCM tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mac- Lenin, khẳng định vai trò to lớn của Đảng đối với CM giải phóng dân tộc theo con đường CMVS.
Theo HCM, ĐCS vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân, vừa là đội tiên phong của nhân dân lao động kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc.
Đây là một luận điểm quan trọng của HCM có ý nghĩa bổ sung, phát triển lý luận macxit về ĐCS.
CM giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công- nông làm nền tảng.
Chủ nghĩa Mác- Lenin khẳng định: CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử.
Kế thừa tư tưởng, HCM quan niệm: có dân là có tất cả, trên đời này không gì quý bằng dân, được lòng dân thì được tất cả, mất lòng dân thì mất tất cả.
1930, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, HCM xác định lực lượng CM bao gồm toàn dân.
Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược lần thứ 2, HCM thiết tha kêu gọi mọi người không phân biệt giai, tầng, dân tộc, tôn giáo,...đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc.
Trong khi xác định lực lượng CM là toàn dân, HCM lưu ý rằng, không được quên "công nông là chủ cách mệnh...là gốc cách mệnh."
CM giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.
Quán triệt tư tưởng của V.I.Lenin về mối quan hệ chặt chẽ giữa CMVS ở chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, HCM chỉ rõ mối quan hệ khắng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa CM thuộc địa và CMVS ở chính quốc- mối quan hệ bình đẳng, không lệ thuộc, phụ thuộc vào nhau.
Là 1 người dân thuộc địa, là người cộng sản và là người nghiên cứu rất kĩ về chủ nghĩa đế quốc, HCM cho rằng: CM thuộc địa không những không phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước.
Luận điểm sáng tạo của HCM dựa trên cơ sở.
Thuộc địa có vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là nơi duy trì sự tồn tại, phát triển, là món mồi béo bở cho chủ nghĩa đế quốc.
Tinh thần đấu tranh CM hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa, mà theo Người nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành 1 "lực lượng khổng lồ" khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ CM.
Với thực tiễn thắng lợi năm 1945 ở VN cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên TG, trong khi CMVS ở chính quốc chưa nổ ra và thắng lợi, càng chứng minh luận điểm của HCM là độc đáo, sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn.
CM giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực CM.
V.I. Lenin khẳng định tính tất yếu của bạo lực CM, làm sáng tỏ hơn vấn đề bạo lực CM trong học thuyết về CMVS: không có bạo lực CM thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được.
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin, HCM đã vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn CM Việt Nam.
Dùng bạo lực CM để chống lại bạo lực phản CM, HCM đã thấy rõ sự cần thiết phải sử dụng bạo lực CM.
Sau khi xâm chiếm các nước thuộc địa, bọn thực dân đế quốc đã thực hiện chế độ cai trị vô cùng tàn bạo. Vì vậy, muốn đánh đổ thực dân- phong kiến giành độc lập dân tộc thì tất yếu phải sử dụng phương pháp bạo lực CM.
Theo HCM, bạo lực CM là bạo lực của quần chúng được với 2 lực lượng chính trị và quân sự, 2 hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
CMT8 năm 1945, với hình thức tổng khởi nghĩa của quần chúng nhân dân trong cả nước, chủ yếu dựa vào lực lượng chính trị, kết hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân ta đã giành thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân.