Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nguyên tắc dạy học và quan điểm xây dựng chương trình xã hội học ở TH, n6…
Nguyên tắc dạy học và quan điểm xây dựng chương trình xã hội học ở TH
Nguyên tắc dạy học KHXH ở TH
Những nguyên tắc dạy học
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn
Nội dung
Phải làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc và vai trò của tri thức đối với thực tiễn, phải vạch ra phương hướng ứng dụng và phản ứng thực tế
Phương pháp
Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại để dạy học, vận dụng có những thay đổi mới những phương pháp như thí nghiệm, thực nghiệm...
Hình thức
Cần kết hợp các tổ chức dạy học khác nhau đặc biệt có hình thức lên lớp với tập tin tham quan, hình ảnh
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tính mềm dẻo của tư duy.
Học sinh phải biết sử dụng phối hợp các loại ghi nhớ: ghi nhớ chủ định, ghi nhớ không chủ định, ghi nhơ máy móc, ghi nhớ có ý nghĩa. Tuy nhiên, ghi nhớ có chủ định có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó là cơ sở của sự học thuộc và nhớ lâu
Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, cần hướng dẫn các em biết cách sưu tầm và tra cứu tài liệu tham khảo
Trong quá trình dạy học, chú ý ôn tập cho học sinh. Song, trong ôn tập phải yêu cầu học sinh nắm được tính hệ thống của kiến thức, thấy được cái mới, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức vào nhiều tình huống thực tiễn khác nhau.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
Cần sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả.
Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có để hình thành những biểu tượng mới, qua đó mà hình thành những khái niệm, định luật mới.
Cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ đó hình thành những khái niệm, quy luật, lý thuyết; ngược lại, có thể từ việc lĩnh hội những tri thức lý thuyết trước rồi xem xét những sự vật, hiện tượng cụ thể sau.
Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể, cái trừu tượng và ngược lại
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự
Phương pháp
Tăng cường sử dụng những phương tiện hiện đại vào dạy học, vận dụng có đổi mới những phương pháp như thí nghiệm, thực nghiệm,...
Hình thức
Cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác | nhau, đặc biệt là hình thức lên lớp với hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành,
Nội dung
Phải làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết, | thấy rõ nguồn gốc và vai trò của những tri thức đó với thực tiễn, phải vạch ra phương hướng ứng dụng và phản ánh tình hình thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục
Cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con người Việt Nam, những truyền thống tốt đẹp. Từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong học tập và tu dưỡng..
Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, biết phê phán một cách đúng mức những thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những quan niệm khác nhau về một vấn đề.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải vũ trang cho người học những tri thức khoa học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ
Vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng giúp học sinh làm quen với một số phương pháp nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản nhằm dần dần tiếp cận với hoạt động khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm chất của người nghiên cứu khoa học.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý thuyết
Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể, cái trừu tượng và ngược lại.
Cần vận dụng một trong những cách sử dụng trực quan nêu trên phù hợp với lứa tuổi, nội dung và hoàn cảnh cụ thể nhằm hình thành và phát triển tư duy lý thuyết cho họ.
Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có đế hình thành những biểu tượng mới, qua đó mà hình thành những khái niệm, định luật mới.
Nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy dọc
Nhân cách người giáo viên có vai trò rất lớn trong việc tác động về mặt cảm xúc đối với người học
Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tích cực tìm tòi, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phát hiện. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho học sinh hình thành tình cảm trí tuệ.
:Cần sử dụng trò chơi nhận thức trong quá trình dạy học.
Nguyên tắc chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học
Phương pháp
Cần tổ chức phong trào tự học trong lớp, trong trường.
Nội dung
Hình thành cho học sinh những kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tự tổ chức, kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học của chính mình.
Khái niệm
Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định yêu cầu Cơ bản, có tính chất xuất phát để chỉ đạo việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, với nhiệm vụ dạy học và với những tính quy luật của quá trình dạy học.
Quan điểm xây dựng chương trình khoa học xã hội ở TH
Chương trình giáo dục TH hiện hành
Nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh.
Bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh không được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Chương trình GD Tiểu học hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
Chương trình GD Tiểu học hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách giáo khoa và giáo viên.
Chưa trao quyền chủ động cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục.
Sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ, một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông.
Chương trình chưa thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, chưa thực hiện tinh giản, còn chồng chéo nội dung giáo dục
Chương trình giáo dục phổ thông mới
CT KHXH ở Tiểu học tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong CTGDPT tổng thể, gồm :
Định hướng chung cho tất cả các môn học như: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt,...
Định hướng xây dựng các môn TN và XH, lịch sử, địa lí.
CT KHXH ở TH được xây dựng tích cực với các nội dung liên quan:
Tích hợp vấn đề về môi trường, giáo dục giá trị nhân văn, gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội dung với thực tiễn nhắm hình thành cho học sinh nhận thức chung và nhận thức chuyên môn của KHXH.
Kết nối kiến thức của chương trình KHXH với KHTN , đạo đức, hoạt động trải nghiệm,...giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
CT KHXH ở Tiểu học được kế thừa những ưu điểm của các CT trước đây
Lựa chọn những kiến thức cơ bản, sơ giản về gia đình, nhà trường, cộng đồng, tự nhiên dân cư, 1 số hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hóa của Việt Nam và cả thế giới
CT môn KHXH ở TH lựa chọn những nội dung thiết thực với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Thông qua các phương pháp tổ chức hoạt động tích cực như khám phá vấn đề, luyện tập, thực hành. Các hoạt động nói trên được tổ chức ở nhều địa điểm trong khuôn viên nhà trường thông qua nhiều hình thức đa dạng.
CT môn KHXH được thiết kế theo hướng mở
Phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước và của các địa phương, phù hợp với khả năng của GV, HS và thực tiễn dạy học ở trường. Thông qua các chủ đề học tập, các hình thức dạy và học có thể linh hoạt để điều chỉnh phù hợp với đối tượng HS khác nhau.