Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT: KHỔ 2,3 - Coggle Diagram
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT: KHỔ 2,3
Khổ 3
Từ niềm tự hào ấy, ông thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ vào sức sống và sự vươn lên kì diệu của đất nước trong tương lai: “Đất nước như vì sao/ cứ đi lên phía trước”:
Nghệ thuật so sánh “đất nước – vì sao” gợi ra vẻ đẹp tươi sáng, rạng rỡ mà bình dị, khiêm nhường. Hình ảnh thơ gợi tả vẻ đẹp tâm hồn, chiều sâu, sức sống mãnh liệt, bền bỉ, kiên cường của đất nước. Sức sống tiềm tàng có từ quá khứ kết hợp với hiện tại đã tạo đà cho sự phát triển “cứ đi lên phía trước” của đất nước trong tương lai.
Từ “cứ” gợi tính tất yếu, cũng gợi sự mạnh mẽ, khỏe khoắn của hoạt động “đi lên phía trước”. “Phía trước” ở đây là tương lai - một tương lai tươi đẹp, trong lành được làm nên từ ngay trong hiện tại gian lao, vất vả.
Giọng thơ chuyển sang trầm lắng, chậm lại khi suy ngẫm về lịch sử “đất nước bốn nghìn năm/ vất vả và đau thương”
Từ hiện tại, Thanh Hải liên tưởng và suy ngẫm về đất nước trong quá khứ để từ đó càng thêm tự hào, tin tưởng về tương lai của đất nước.
Giọng thơ chan chứa cảm xúc biết ơn và tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước của nhân dân ta.
Bằng cách diễn đạt giản dị và hàm súc, khổ thơ đã thể hiện niềm tin vào sự bền vững của đất nước và niềm tin mãnh liệt vào những gì tốt đẹp ở tương lai
Chỉ vẻn vẹn 10 chữ nhưng Thanh Hải đã khái quát được bề dày lịch sử đất nước, đó là 4000 năm gian khổ, nhọc nhằn với những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm gian lao mà anh dũng, bất khuất, kiên cường. Ý thơ tạo nên sự hô ứng với ở hai câu trước đó.
Khổ 2
Điệp từ “mùa xuân” lặp lại hai lần mang hàm nghĩa sâu sắc:
Mùa xuân là biểu tượng cho vẻ đẹp, sức sống, sự phát triển
Mùa xuân của thiên nhiên
=> Tất cả được tạo dựng từ bàn tay, khối óc, tình yêu nước và ý thức trách nhiệm của con người Việt Nam.
Nét độc đáo của khổ thơ là 4 dòng thơ gồm 2 câu thơ lớn đặt sóng đôi, sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trúc ngữ pháp
Mùa xuân đất nước gắn liền với hai hình ảnh con người, những người mang nhiệm vụ lớn lao của đất nước: người cầm súng và người ra đồng. Cả hai hình ảnh con người đều gắn liền với từ “lộc”
Đó là chiếc lá ngụy trang trên lưng người lính, cũng là mùa xanh của hòa bình, của sự sống, gắn liền với trách nhiệm của người lính: giữ gìn hòa bình để đất nước phát triển, đi lên.
Còn với người ra đồng, lộc không chỉ là mạ non, mà còn là biểu tượng cho thành quả lao động, là sự đơm hoa, kết trái từ bàn tay, công sức của họ, đem đến ấm no, hạnh phúc, phồn vinh
Họ đều mang trong mình sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt của mùa xuân đất trời, khát vọng làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
Hai câu thơ sau: “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao”:
“Tất cả” là từ gợi ra một mối liên hệ rộng lớn được làm nên từ những nỗ lực và sức sống của con người.
Từ láy “hối hả” chỉ trạng thái vội vã do ý thức được sự thôi thúc của thời gian, ở đây gợi nhịp điệu khẩn trương của không khí làm ăn tập thể để xây dựng đất nước.
Cấu trúc sóng đôi, điệp cấu trúc “tất cả như”, diễn tả nhịp sống, không khí cuộc sống lao động sôi nổi, hào hứng, khẩn trương.
Còn từ tượng thanh “xôn xao” vừa gợi tả những âm thanh vang lên từ nhiều phía, vừa biểu hiện được những rung động, xao xuyến từ trong lòng người. Đó vừa là sự sống bên ngoài, vừa là sức sống bên trong cùng lúc vang ngân, lan tỏa để tạo nên mùa xuân đất nước.
Đó cũng là nhịp điệu của lòng người say mê, náo nức, phấn chấn trước cuộc sống mới, mùa xuân mới. Khổ thơ thứ 2 này đã khắc họa vẻ đẹp, sức sống của đất nước trong hiện tại bằng tất cả niềm vui, niềm tự hào.