Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Khởi ngữ - Các thành phần biệt lập - Coggle Diagram
Khởi ngữ - Các thành phần biệt lập
Thành phần tình thái
Đặc điểm: Đặc điểm nhận biết thành phần tình thái là các từ ngữ như: chắc, chắc chắn, có lẽ, hình như,...
Ví dụ: Hôm nay chắc chắn tôi phải làm xong bài tập về nhà. (Chắc chắn là từ ngữ thành phần tình thái).
Khái niệm: Thành phần tình thái được dùng với mục đích để thể hiện cách nhìn của người nói/viết đối với sự việc được nói trong câu, thể hiện cách nhìn nhận thái độ và cách đánh giá với người nghe.
Thành phần cảm thán
Đặc điểm:
Thường đi kèm với dấu chấm than
Các từ như: "Ôi, trời ơi, ôi chao, biết khi nào, hỡi ơi..." là
dấu hiệu để nhận biết thành phần cảm thán.
Ví dụ: Trời ơi. sao mà xui thế này!
Khái niệm: Thể hiện cảm xúc của người nói (Vui, buồn, phấn khích, thất vọng)
Thành phần gọi đáp
Đặc điểm: Đặc điểm nhận biết thành phần gọi đáp là các từ ngữ gọi đáp như: này, dạ, thưa, ơi, thưa ông, thưa bà…
Khái niệm: Thành phần gọi đáp được dùng để tạo hoặc duy trì quan hệ giao tiếp và cũng thể hiện được thái độ của người viết với người đọc, và có tác dụng để phân chia vai.
Ví dụ: Thưa mẹ, con mới đi học về. (Thưa là từ ngữ thành phần gọi đáp).
Thành phần phụ chú
Ví dụ: Việt Nam - một đất nước tươi đẹp với nhiều quang cảnh thiên nhiên hùng tráng.
Khái niệm: Thành phần phụ chú nhằm giải thích, bổ sung cho nội dung chính của câu.
Đặc Điểm: thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, hoặc sau dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Có khi được đặt sau dấu hai chấm.
Khởi ngữ
Khái niệm: Là thành phần đứng chủ ngữ để nói lên đề tài trong câu.
Ví dụ: Về bạn Khang, bạn đã được đưa lên hiệu trưởng để làm việc sau khi đánh bạn Kia cùng lớp.
Đặc điểm: Thường năm ở đầu câu, và luôn nằm trước chủ
ngữ. Trước khởi ngữ, thường có những quan hệ từ như: về, đối, với...