Thế nào là phương pháp kể chuyện? Trình bày cách tiến hành và những lưu ý.
Lấy ví dụ yêu cầu về Tự nhiên và xã hội được dạy học bằng phương pháp kể chuyện. Phân tích cách tổ chức dạy học nội dung trên sẽ đáp ứng như thế nào đối với những năng lực mà Chương trình 2018 quy định.
Khái niệm
Dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và truyền cảm đến người nghe về một nhân vật/ sự kiện lịch sử / phát minh khoa học / vùng đất xa lạ…
để hình thành một biểu tượng, một niềm tin sâu sắc.
PP này được sử dụng thường xuyên trong các tiết học TNXH, đặc biệt với phần LS
Tác dụng
Truyền đạt và cung cấp thông tin một cách hiệu quả.
diễn đạt các ý tưởng, khái niệm một cách dễ hiểu và gần gũi với HS
tạo nên bức tranh sinh động về quá khứ
tạo ra niềm tin vào sự chân - thiện - mĩ, vào sức sáng tạo vô hạn của con người trong việc cải tạo thế giới tự nhiên.
Rèn cho HS tập diễn đạt theo ý tưởng và ngôn ngữ của mình, góp phần phát triển ngôn ngữ cho các em…
Các hình thức kể chuyện
GV kể chuyện trực tiếp
HS được tham gia kể chuyện sau khi đã tìm hiểu bài học.
Kể chuyện kết hợp với các phương tiện nghe, nhìn
Kể chuyện xen kẽ với nội dung khoa học
Cách tiến hành
B1: Chuẩn bị
Lựa chọn câu chuyện
Nắm vững nội dung câu chuyện
Tập dượt câu chuyện
Dự kiến những thời điểm "tạm dừng" trong khi kể chuyện để HS tham gia, những câu hỏi để giúp HS phân tích kể chuyện.
B2: Kể chuyện
Giới thiệu khái quát về nội dung câu chuyện.
Nêu một vài câu hỏi khái quát đánh giá nội dung câu chuyện
Trình bày nội dung câu chuyện
B3: Đánh giá câu chuyện
Sau khi kể xong, GV nêu lại câu hỏi đã đặt ra khi kể chuyện để HS phân tích, đánh giá nội dung câu chuyện và rút ra kết luận cho riêng mình.
Lưu ý khi sử dụng
Thời gian kể chuyện không nên kéo dài. Dành nhiều thời gian để HS tiếp xúc tư liệu, tự hình thành biểu tượng, khái niệm.
Sử dụng nhiều hình thức kể chuyện
Kết hợp với các PP khác
Sử dụng hiệu quả các phương tiện nghe nhìn và cần chú ý tới tính truyền cảm khi kể chuyện.
Tôn trọng tính chân thực của lịch sử.
Khuyến khích HS kể chuyện bằng ngôn ngữ của mình, tránh học thuộc từng câu chữ trong SGK rồi đọc lại.
VD: Bài 12: Vui đón Tết sách Kết nối
Nội dung/YCCĐ
HS giới thiệu được tên, thời gian diễn ra một lễ hội truyền thống
Biểu đạt về năng lực
Hình thức tổ chức và các hoạt động học tập
Dạy học theo lớp
GV kể cho HS nghe câu chuyện: “Sự tích Tết Nguyên Đán”
GV hỏi HS: Câu chuyện vừa kể nói về ngày gì?; Em có thích Tết không?; Vì sao?... nhằm kích thích sự hứng thú với bài học mới.
Nhận thức khoa học:
- Nêu, nhận biết được ngày Tết cổ truyền.