Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
SỐNG SUNG SƯỚNG - THỊNH VƯỢNG THEO PHẬT GIÁO, **THẦN THÁI VÀ KHÍ CHẤT tạo…
SỐNG SUNG SƯỚNG - THỊNH VƯỢNG
THEO PHẬT GIÁO
PHẦN 2
TA LÀ AI, SINH RA TRÊN ĐỜI LÀM GÌ
Tên, tuổi, nghề nghiệp, giới tính... không phản ánh "Ta là ai"
Ta là tập hợp của 5 phần, 5 tập hợp năng lượng: NGŨ UẨN (5 aggregates)
SINH RA ĐỂ LÀM GÌ
Để Trải Nghiệm --> Có TRÍ TUỆ
Trải nghiệm chính là quá trình cảm nhận để thấy ra các quy luật (5 quy luật)
Có TRÍ TUỆ tức là có hiểu biết về VẠN VẬT. Muốn có hiểu biết về vạn vật, trước hết phải có hiểu biết về bản thân trước tiên.
Con người khởi nguồn từ VÔ MINH, TRẢI NGHIỆM sẽ giúp ta bớt vô minh, trở nên có HIỂU BIẾT, có TRÍ TUỆ.
Mỗi TRẢI NGHIỆM của bạn là một "BÀI HỌC" mà vũ trụ gửi đến của ta. Nếu ta không "HỌC" nó một cách SÁNG TỎ, vũ trụ sẽ tiếp tục gửi đến ta bài học đó, và bạn sẽ lặp đi lặp lại nó trong cuộc sống, đến khi nào "TỐT NGHIỆP" thì vũ trụ mới ngưng gửi bài học đó cho ta.
Làm thế nào để có được TRÍ TUỆ?
Có TRÍ TUỆ tức là "TỐT NGHIỆP" bài học. Tốt nghiệp bài học nào tức là có trí tuệ về bài học đó.
Vậy làm cách nào để "TỐT NGHIỆP" một bài học (càng "tốt nghiệp" nhiều "bài học", bạn càng là người hiểu biết, giàu trí tuệ)
Khi gặp bất cứ một cảm giác (vật lý) hay cảm xúc (tâm tý) gì hãy làm theo các bước sau:
Thấy ra được QUY LUẬT TỰ NHIÊN
của nó: Quan sát rồi rút ra các quy luật dựa trên 5 quy luật tự nhiên:
QL Vô Thường: tức là ta thấy cơn giận/sự thất vọng.. lúc tăng, lúc giảm, lúc có, lúc hết, thấy sự Thành - Trụ - Hoại - Diệt của "nó".
QL Nhân - Quả: rút ra nguyên nhân của "nó". VD: vì quá mong cầu nên tức giận khi không đạt được...
QL Sứ Giả: Nhớ rằng đối tượng "làm" cho "nó" (nỗi buồn, tức giận) xuất hiện chỉ là sứ giả khơi dậy "nó" (đã có sẵn) bên trong bạn chứ không phải người tạo ra.
QL Vô Ngã: Ta sẽ thấy ta không điều khiển được "nó" (không thể tự ra lệnh cho tâm ta ko giận, ko buồn...- mà chỉ có thể quan sát sự vô thường của nó)
QL Đủ Đầy: "dù cơn giận nổi lên nhưng ít nhất mình vẫn sống"
BÌnh Thản - Chấp Nhận
sự tồn tại của "nó" bên trong bạn.
KHÔNG XUA ĐUỔI, KHÔNG DẰN VẶT, KHÔNG PHÁN XÉT đúng/sai, tốt/xấu...CHỈ CẢM NHẬN.
Dù là "bông hoa" vui hay "bông hoa" buồn thì nó cũng là của bạn, nó cần được thừa nhận sự tồn tại bên trong khu vườn nội tâm của bạn.
Cảm Nhận
: Cảm nhận, nhận biết sự có mặt của "nó": "à cơn giận (nỗi buồn, sự thất vọng...) đã đến rồi đó".
Cảm nhận bằng cách quan sát những biểu hiện vật lý trên thân : nhiệt độ (nóng-lạnh), biên độ dao động (run rẩy, co cứng), độ dãn nở, lỏng lẻo (khô-ướt, căng-trùng..)
"Scan" tất cả vị trí trên thân, lần lượt từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, mọi vị trí, biểu hiện đều dành tâm trí/thời gian như nhau, ko "dính mắc" vào những nơi biểu hiện tiêu cực.
Bao Dung - Nhẫn Nại
chính là "mở rộng" lòng mình để CHỨA ĐỰNG TẤT CẢ những gì xuất hiện trong lòng mình.
Là chấp nhận sự xuất hiện hay biến mất của "nó" tuỳ ý nó, không cố gắng xua đuổi, không bỏ rơi
Làm những việc mà chúng ta vẫn nghĩ là "để cho đỡ buồn" thực ra là bỏ rơi bản thân
Yêu thương bản thân là không bỏ rơi bản thân, đó chính là QUAN SÁT, CẢM NHẬN và CHẤP NHẬN TẤT CẢ những giận hờn, buồn tủi... bất kỳ cảm xúc nào của bản thân về mọi việc.
Muốn bao dung nhẫn nại với người khác thì phải biết bao dung nhẫn nại với chính mình trước.
TA LÀ AI?
Tưởng
(Recognise): Nhận định, đánh giá, suy diễn của tâm trí, sau khi "Thức".
Thọ
(Sensation/emotion/feeling). Là Cảm xúc, cảm giác... dựa trên cái "Tưởng". Vì vậy, Thọ thường không thực tế, và tuỳ theo mức độ suy tưởng, suy diễn của cái Tưởng, sẽ tạo ra mức độ "nghiêm trọng" của cái Thọ.
Thức
(Cognise): Biết. Là xung thần kinh của sự nhận biết. Giúp tiếp nhận những kích thích từ 5 giác quan của Sắc.
SƠ ĐỒ:
https://docs.google.com/document/d/1bMJuFYQekNfOYyKulzpBqVS-jXY5psIk/edit
Hành
(Karma React): Nghiệp. Là là sự PHẢN ỨNG tâm trí sau cái Tưởng, là sự hài lòng, vui, hạnh phúc, thù hằn, dằn vặt, chì chiết...
Yêu ghét mù quáng chính là "tạo nghiệp".
Sắc
(Body): Bao gồm 5 giác quan. Biên độ dao động của sắc lớn, cường độ dao động của sắc mạnh, tốc độ dao động của sắc chậm => mắt thường có thể nhìn thấy được.
PHẦN 1
CÁC QUY LUẬT CỦA VŨ TRỤ
Vũ trụ tạo nên bởi năng lượng. Mọi vật được tạo nên bởi các hạt năng lượng, được liên kết và tương tác với nhau bằng cách này hay cách khác. Vì vậy Quy luật của tự nhiên chính là các quy luật của NĂNG LƯỢNG
Mỗi "sân chơi" đều có những "luật chơi" khác nhau. Khi bạn quyết định tham gia sân chơi nào hãy tuần thủ luật của sân chơi đó (có thể tuân theo cách của bạn nhưng bạn không thể sai luật, giống như bạn ko thể dùng luật của sân bóng rổ mang sang sân bóng đá để chơi được)
3. ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG - ĐỒNG KHÍ TƯƠNG CẦU
Những đối tượng nào có mức năng lượng tương tự nhau sẽ "hút" nhau, chính là định luật vạn vật hấp dẫn. (những việc thường xuyên diễn ra/những người thường xuyên gặp)
Những người thường xuyên gặp, gợi cho ta một điều gì đó -> người đó chính là SỨ GIẢ, họ báo cho chúng ta biết BÊN TRONG mình có gì. Họ KHÔNG MANG ĐẾN cho chúng ta điều gì (tức giận, tủi hổ, đau khổ...) mà họ chỉ là người ĐÁNH THỨC những thứ đó, nó tồn tại sẵn (đã được gieo) bên trong chúng ta => KHÔNG ĐỔ LỖI cho yếu tố bên ngoài, mà hãy TÌM RA và GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ BÊN TRONG CHÍNH MÌNH. Tuy nhiên, sẽ có những sứ giả quá "nhiệt tình" có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn (cả về thể chất và sự độc hại về tâm thần) nên ta phải biết TỰ BẢO VỆ chính mình.
Những người trong gia đình, những người gần gũi, yêu thương mình chính là những SỨ GIẢ lớn nhất, nhiệt tình nhất trong cuộc đời chúng ta!
4. VÔ NGÃ
Mọi sự vật, sự việc đều có quy luật vận động riêng của nó. KHÔNG MỘT CHỦ THỂ NÀO CÓ THỂ ĐIỀU KHIỂN ĐƯỢC MỌI THỨ THEO Ý MÌNH. Hay còn gọi đây là Quy luật BẤT TOẠI NGUYỆN
Vì vậy, chúng ta HÃY KHIÊM TỐN. KHÔNG BẮT ÉP bản ngã của mình (phải có cảm xúc nọ, không được có ý nghĩ kia...). Thôi KHÔNG ĐIỀU KHIỂN người khác... => Tránh tạo ra đảu khổ cho bản thân.
2. NHÂN - QUẢ
Giao NHÂN, dưới sự tác động của "DUYÊN" sẽ tạo nên QUẢ (Chính là định luật Phản Lực: Khi tác động một lực vào một vật thì sẽ có 1 lực tác động lại)
Gieo NHÂN chắc chắn sẽ có QUẢ. Có QUẢ thì nghĩa là chắc chắn đã có NHÂN. Quả nhiều hay ít phụ thuộc vào DUYÊN (chính là quá trình nuôi dưỡng, vun xới cái cây)
Gieo NHÂN TỐT sẽ gặt QUẢ NGỌT. QUẢ ĐẮNG tức là chắc chắn bạn đã gieo NHÂN XẤU, dù vô tình hay cố ý.
QUẢ ĐẮNG trong khu vườn nội tâm của bạn là do CHÍNH BẠN tạo ra hay do bạn "trợ duyên" cho nhân xấu phát triển. Vì vậy chính mình chịu trách nhiệm.
1. VÔ THƯỜNG
Là mọi vật đều biến đổi không ngừng nghĩa là "không chắc chắn", "thay đổi", "không trường tồn" (các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng)
Tất cả vạn vật, mọi việc tốt hay xấu đều chịu tác động của quy luật vô thường: Thành - Trụ - Hoại - Diệt. (Hình thành - Phát triển - Suy bại - Huỷ diệt). Cùng lúc với sự hủy diệt thì cũng đang thai nghén sự sinh thành cái mới của lần sau.
Tuỳ sự vật, sự việc, cảm xúc... (và cũng tuỳ vào cách ta phản ứng với nó) mà thời gian diễn ra vòng tròn quy luật sẽ dài - ngắn khác nhau.
=> Luôn sẵn sàng
ĐÓN NHẬN ĐIỀU TỐT và CHẤP NHẬN ĐIỀU KHÔNG TỐT
ĐANG DIỄN RA
chính là LƯỚT TRÊN VÔ THƯỜNG
5. ĐỦ ĐẦY
-Những thứ chúng ta ĐANG CÓ là ĐỦ ĐẦY để HẠNH PHÚC. Chúng ta ĐAU KHỔ vì những thứ ta KHÔNG CÓ là chúng ta đang THAM LAM, là không biết đủ đầy, không trân trọng sự đủ đầy. Đó là đang ĐƯỢC SỐNG, CÓ SỨC KHOẺ, Ở BÊN NGƯỜI MÌNH YÊU THƯƠNG.
Biết đủ đầy không có nghĩa là không phấn đấu, không có chí tiến thủ. Vừa biết đủ đầy vừa biết phấn đấu, tiến thủ nghĩa là VẪN CỐ GẮNG, VẪN CÓ HOÀI BÃO, ĐAM MÊ, MỤC TIÊU... nhưng KHÔNG ĐAU KHỔ, BẤT MÃN nếu không hoặc chưa đạt được và luôn sẵn sàng BẮT ĐẦU LẠI.
PHẦN 3
TỨ DIỆU ĐẾ
(4 sự thật cao quý)
Tứ Diệu Đế thực ra là
Khổ - Và Nguyên Nhân Dẫn Đến Khổ (KHỔ - TẬP)
Hết Khổ - Con Đường để hết khổ (DIỆT - ĐẠO)
TẬP
(Nguyên nhân tạo ra những cái khổ)
Tam Độc:
Tham: là những thứ xuất phát từ thứ con người MUỐN.
Sân: là những thứ xuất phát từ sự GIẬN, tất cả những trạng thái KHÔNG THÍCH.
Si: MÊ MUỘI, VÔ MINH. Tâm si không phụ thuộc vào bằng cấp, trình độ, mà phụ thuộc vào sự hiểu biết về các quy luật tự nhiên.
Mạn:
Là tâm: SO SÁNH HƠN, tỏ ra mình hơn người, coi mình là chuẩn mực, là đúng nhất. So sánh hơn để thấy biết ơn, thấy cần chia sẻ, khiêm tốn thì không phải là mạn.
Hoặc SO SÁNH KÉM: cố tỏ ra mình yếu kém (dù thực tế ko yếu kém) để than vãn, tạo ra bản ngã (bản ngã có nghĩa là lý tưởng, ký ức, kết luận, kinh nghiệm, name tin rằng bản thân là một cá thể riêng biệt, tách biệt với phần còn lại của thế giới). So sánh kém để phấn đấu, có cảm hứng cố gắng không phải mạn.
Nghi:
Nghi ngờ làm cho bản thân ko dám hành động cái gì. Nghi ngờ 5 quy luật của tự nhiên (mong muốn những thứ ko tuân theo quy luật)
Nghi ngờ vị thầy: Ai cũng cần một "vị thầy" để học hỏi và tiến bộ trong lĩnh vực nào đó. (Cần biết chọn lọc vị thầy một cách đúng đắn). Nghi ngờ vị thầy tức là không tin rằng cần một người nào đó để học hỏi, hoặc ko có ai đáng học hỏi.
Nghi ngờ bản thân: tin rằng bản thân không làm được.
Nghi ngờ người khác: không tin vào sự tự trải nghiệm của người khác, không đồng tình với cảm nhận của người khác, mong muốn người khác làm theo ý mình (trải nghiệm của mình) hoặc nghe theo lời khuyên của mình
-> Hãy chỉ lắng nghe, không cần khuyên (cho đến khi họ hỏi mình), đến một lúc nào đó họ có trải nghiệm ĐỦ, họ sẽ tự ra quyết định.
-> Không xía vào chuyện của người khác, hãy làm tốt việc của chính mình, chỉ đưa ra sự trợ giúp khi người khác có nguy cơ mất an toàn
Đối với con cái: Hãy tôn trọng cảm nhận của con, để con được trải nghiệm cuộc sống, không ngăn cấm trừ khi việc đó gây nguy hiểm.
Các Nguyên nhân khác
Thân Kiến: Coi trọng thân xác quá mức (Sắc). Cho rằng nguyên nhân dẫn đến mọi chuyện đều bắt nguồn từ "Sắc" (chồng ngoại tình đổ tại bồ xinh đẹp hơn, đồng nghiệp đc ưu ái hơn cũng đổ tại xinh đẹp hơn hoặc tự ti vì nghĩ rằng mình xấu...)
Biện Kiến: lý luận 1 chiều, chống lại quy luật Vô Thường: Là Thường Kiến (cho rằng cái gì cũng là mãi mãi) hoặc Đoạn Kiến (Cái gì cũng nghi ngờ ko bên vững). Vô thường không có nghĩa là Đoạn Kiến, Vô Thường là sự biến đổi có tính Kế Thừa, hoa tàn -> tạo ra quả. Nếu lo lắng cho sự vô thường thì hãy tạo ra những "nhân duyên" tốt để hỗ trợ tạo ra "quả đẹp"
Tà Kiến: Nhận định sai về 5 quy luật (bắt nguồn từ tâm Nghi)
Kiến Thủ: Bám chấp thái quá, cố chấp, bảo thủ ((bắt nguồn từ tâm Mạn)
Giới Cấm Thủ: Cứng nhắc, bám chấp thái quá vào quy định đúng (VD ai hứa, giao hẹn điều gì (quy định đúng), mà họ không làm thì giận dữ, dằn vặt họ mãi (bám chấp))
BÁT CHÁNH ĐẠO
Chính là 8 con đường giúp ta đạt được GIỚI - ĐỊNH - TUỆ
ĐỊNH
(GIÚP TA TĂNG NỘI LỰC)
CHÁNH ĐỊNH
TẬP TRUNG ĐÚNG ĐẮN. TẬP TRUNG VÀO MÌNH, Ở ĐÂY & BÂY GIỜ
Chánh Định dựa trên Chánh Niệm, Chánh Niệm là chất liệu xây nên CHánh Định.
Chúng ta càng tập trung vào tứ niệm xứ (chánh niệm) bao nhiêu thì CÁI TÂM ỔN ĐỊNH và TOẢ SÁNG, TẠO SỨC HÚT mạnh bấy nhiêu, như 1 chiếc xoáy nước, hút mọi thứ tốt đẹp, đẩy "rác" ra xa.
=> Để có Chánh Định cao thì cần Chánh Niệm tốt.
VD: khi lên sân khấu nếu bạn quá để ý người khác đánh giá mình thế nào, sợ bị chê, muốn tỏ vẻ, chứng minh này nọ... ko bao giờ có sức hút bằng người tập trung vào cảm nhận của mình, tập trung vào làm thật tốt việc của mình.
CHÁNH TINH TẤN
SỰ CỐ GẮNG ĐÚNG ĐẮN. Sự cố gắng đúng đắn cần đảm bảo 4 yếu tố:
HƯỚNG cố gắng đúng đắn là HƯỚNG ĐẾN TỨ CHÁNH CẦN:
Cái gì ĐANG TỐT hãy làm cho nó TỐT NỮA LÊN.
Cái gì CHƯA TỐT thì GIEO THÊM NHÂN DUYÊN TỐT vào.
Cái xấu ĐANG CÓ thì tìm cách GIẢM bớt nó đi.
Cái xấu CHƯA CÓ thì tuyệt đối KHÔNG GIEO NÓ.
MỨC ĐỘ của sự cố gắng đúng đắn là DỰA TRÊN ĐỘNG LỰC chứ KHÔNG DỰA TRÊN ÁP LỰC. (Áp lực là thứ khiến ta uất hận, cay cú, căm thù trong thời gian dài)
CƯỜNG ĐỘ của cố gắng đúng đắn là: TỪNG CHÚT, TỪNG CHÚT MỘT. Tà Tinh Tấn là hùng hục trong 1 thời gian ngắn sau đó lại bỏ dở.
TẦN SUẤT của cố gắng đúng đắn là LIÊN TỤC BẮT ĐẦU LẠI, dựa trên sự rút kinh nghiệm từ những lần trước.
CHÁNH NIỆM
NHẬN BIẾT ĐÚNG ĐẮN, ĐƠN THUẦN, KO PHÁN XÉT VỀ BẢN THÂN MÌNH, tại 4 nơi chốn (tứ niệm xứ) sau:
Thân: TƯ THẾ của thân: ngồi, nằm, giơ tay, quỳ...
Thọ: CẢM GIÁC VẬT LÝ trên tất cả các bộ phận của cơ thể: nhiệt độ (nóng-lạnh), biên độ dao động (run rẩy, co cứng), độ dãn nở, lỏng lẻo (khô-ướt, căng-trùng..)
Tâm: CẢM XÚC của mình: buồn, vui, giận, coi thường, trách móc...
Pháp: ĐỐI TƯỢNG của TÂM, bất cứ "cái gì" (thuộc về bản thân mình) tâm mình chú ý vào đó. (Không nhận thức về cái tâm của người khác, không quan sát người khác...rồi suy diễn kết luận, đó là TÀ NIỆM)
GIỚI
(GIÚP TA TƯƠNG TÁC VỚI BÊN NGOÀI)
CHÁNH MẠNG
Là TẤT CẢ nghề nghiệp chân chính giúp nuôi sống bản thân, gia đình.
Tránh tà mạng: TÀ MẠNG là vi phạm PHÁP LUẬT và phạm vào NGŨ GIỚI
CHÁNH NGHIỆP
Lời nói, hành động, cách cư xử của chúng ta tạo ra NGHIỆP cho chúng ta chứ không ai khác. Để có CHÁNH NGHIỆP thì phải tránh NGŨ GIỚI:
KHÔNG SÁT SINH: Không trực tiếp giết hại, không xúi giục giết hại, không đồng tình giết hại (mua thực phẩm đã được giết mổ sẵn)
KHÔNG TRỘM CƯỚP: Không lấy những thứ cho đi 1 cách không quang minh chính đại, không lấy những thứ mà khi chính chủ biết được họ sẽ không vui.
KHÔNG TÀ DÂM: QHTD với người khác khi đang trong MQH có cam kết
KHÔNG DÙNG CHẤT GÂY SAY - NGHIỆN: không dùng các loại rượu bia, ma tuý.
KHÔNG TÀ NGỮ: Không nói dối, hãy sử dụng chánh ngữ.
CHÁNH NGỮ - RIGHT SPEAK
Là lời nói chân chính, đúng đắn - KHÔNG GÂY KHỔ ĐAU.
Không nói dối, chỉ nói SỰ THẬT. Nói dối khiến ta trở nên ko sống QUANG MINH CHÍNH ĐẠI được.
Cách nói sự thật, không gây khổ đau:
1/5 PHẢN ẢNH SỰ VẬT, tức là nói về SỰ THẬT BÊN NGOÀI
4/5 tập trung vào SỰ THẬT BÊN TRONG: cảm xúc, cảm giác, nhu cầu, hành động khả thi của bạn.
Ví dụ: Mẹ thấy con chưa tắm (sự thật bên ngoài), mẹ thấy bực quá, mẹ muốn con đi tắm ngay, nếu cả tuần con tự giác tắm lúc 6h, cuối tuần mẹ sẽ cho con đi khu vui chơi.
Nói lời KHÔNG HUNG BẠO, KHÓ CHỊU, CHÌ CHIẾT. Giọng điệu ĐIỀM ĐẠM, VỪA ĐỦ.
Nói ĐÚNG LÚC, ĐÚNG CHỖ: Nói về cái xấu, lúc người ta nhục nhã với càng ít người càng tốt. Nói về cái tốt lúc làm người ta thấy tự hào với càng nhiều người càng tốt => Phê bình riêng tư, khen thưởng công khai
Không nói xấu người khác (sau lưng hay trước mặt)
Không nói nhảm: Nói lời không có ý nghĩa gì, nói liên thiên. Đó là làm phiền, làm mất thời gian của người khác. Ko nên tự giao cho mình trách nhiệm là mình phải "làm chủ" cuộc nói chuyện hay phải lo lắng xem cần phải nói gì để cho không khí bớt im lặng -> dẫn đến nói liên thiên, hỏi linh tinh.
TUỆ
(GIÚP TA GIA TĂNG HIỂU BIẾT)
CHÁNH KIẾN
Là sự TIẾP NHẬN vạn vật, người khác, chính mình dựa trên 5 quy luật của tự nhiên. Đây chính là ta đang TRẢI NGHIỆM để phát sinh ra TRÍ TUỆ.
ĐẶT MÌNH VÀO NGƯỜI KHÁC để mở rộng chánh kiến của mình, để có thể HIỂU vạn vật theo NHIỀU GÓC ĐỘ khác nhau.
VD: Khi nhìn thấy 1 việc bất công ở hiện tại, chưa chắc đã như bạn thấy, có thể đây chỉ là một phần trong CHUỖI nhân - quả của nhiều kiếp. NHÂN - QUẢ KHÔNG PHẢI LÀ SỰ TRỪNG PHẠT. Nhân - Quả là các mặt khác nhau của trải nghiệm.
=> Nhìn mọi vật qua các quy luật của tự nhiên giúp ta có thể CẢM THÔNG và YÊU THƯƠNG với mọi người, vạn vật, từ đó hành động yêu thương. Nếu quá ghét 1 ai đó, hãy thử đặt mình vào vị trí là người thân của người đó có thể giúp bạn đỡ ghét bỏ họ hơn.
CHÁNH TƯ DUY
là SUY NGHĨ ĐÚNG ĐẮN.
Là những suy nghĩ CHẤP NHẬN CHÍNH MÌNH, TỪ - BI - HỈ - XẢ với chính mình.
Là những suy nghĩ hướng đến các trạng thái DIỆT (Từ - Bi - Hỉ - Xả - Yêu thương - An Vui...). Không ăn nói tuyệt tình, tự tạo cho mình đường lui ở mọi trường hợp, cư xử hoà nhã, tạo ra an vui, hoà hợp, có chuyện vui cũng đừng huyên hoang, có chán nản cũng đừng sỉ vả...
KHỔ
Là những SỰ THẬT tồn tại trên cuộc đời, là những "bông hoa" sẽ nở trong cuộc đời một con người.
KHỔ THÂN
Sinh (Con thì 9 tháng bó hẹp, hoảng loạn, mất thăng bằng trong bụng mẹ, đau đớn chui ra khỏi bụng mẹ. Mẹ thì mệt mỏi, đau đớn mới có thể sinh ra con)
Lão: già đi
Bệnh
Tử
KHỔ TÂM
Cầu bất đắc (Vô ngã)
Oán tăng hội (đã không bằng lòng nhau, oán giận nhau như lại cứ phải gặp nhau mãi, thậm chí phải chung sống với nhau)
-Ái Biệt ly (Yêu nhau nhưng không được ở bên nhau)
Thủ ngũ uẩn: Nghĩa là "ngũ uẩn hữu lậu" do thủ (phiền não)sinh ra hoặc sinh ra thủ.
Nghĩa là:
-
Hữu lậu là khuynh hướng muốn bám víu, chấp thủ, mong muốn, tham luyến… đối với sự liên tục (trước sau không có gián đoạn) của thân tâm...
-
Luận Đại tì bà sa quyển 75 giải thích rằng: Nếu sắc hữu lậu hữu thủ thì sắc ấy ở quá khứ, vị lai và hiện tại, hoặc khởi dục, hoặc khởi tham, sân, si, bố(sợ), hoặc lại theo đó mà sinh khởi tâm sở Tùy phiền não, thì gọi là Sắc thủ uẩn. Phân biệt rộng ra thì thụ, tưởng, hành, thức cũng như thế.
-
Câu xá quyển 1 cho rằngtất cả phiền não gọi chung là Thủ, uẩn từ thủ sinh, hoặc uẩn thuộc về thủ, hoặc uẩn sinh ra thủ, vì thế gọi là Thủ uẩn.
DIỆT
Là những trạng thái "tiệm cận Niết Bàn"
Để có được những trạng thái tâm này, cần phải ĐỐI DIỆN - CHẤP NHẬN những trạng thái tâm NGƯỢC LẠI mới có thể CHUYỂN HOÁ được.
TÂM KHÁC
Tình thương, thiện chí
An vui, hoà hợp
Khiêm tốn, nhẫn nại
Bình thản, giản đơn
TÂM BI
(Là tâm cảm thông cho khổ đau của người khác)
Đối diện, chấp nhận với cái tâm OÁN GIẬN, TRÁCH MÓC, BẤT LỰC của chính mình mới có thể cảm thông cho người khác (hiểu được rằng khi ai đó làm tổn thương mình, thì chắc chắn trong lòng họ (sẽ giống như mình) sẽ có sự khổ tâm)
=> từ đó chuyển thành TÂM BI
TÂM HỈ
(Là tâm mừng vui cho điều tốt lành của người khác)
Đối diện, chấp nhận với cái tâm GHEN TỊ với người khác, cái tâm COI THƯỜNG, CHÁN NẢN BẢN THÂN của mình mới có thể hoan hỉ cho điều tốt lành của người khác
TÂM XẢ
(Là tâm bình thản chấp nhận bất cứ điều gì xảy đến với mình - Buông)
Đối diện, chấp nhận đối với cái tâm DÍNH CHẤP mình PHẢI thế này, PHẢI thế kia mới có thể chuyển hoá thành TÂM XẢ được
TÂM TỪ
(Là tâm yêu quý một thứ một cách hiền lành: dù đó là tốt hay xấu)
Đối diện, chấp nhận tâm SÂN mới có thể chuyển hoá thành tâm TỪ: "Mình đang giận", "mình vẫn còn giận"...
KHÔNG DẰN VẶT bản thân khi nảy sinh tâm SÂN. Như vậy là Sân chồng thêm Sân.
PHẦN 4: THỰC HÀNH GIA TĂNG ĐẠO LỰC (PARAMI - CÔNG ĐỨC)
Có 10 loại Parami - công đức trong cuộc đời, để cuộc sống hạnh phúc, khoẻ mạnh, may mắn, tốt đẹp hãy thực hành để gia tăng 10 loại Parami này: (còn nữa)
**THẦN THÁI VÀ KHÍ CHẤT tạo nên từ:
-Nói những lời điềm đạm, chân thật
(Chánh ngữ)
- Làm những việc tôn trọng sự sống, làm những việc Quang Minh Chính Đại
(Chánh Nghiệp)
- Chăm chỉ lao động, phát triển sự nghiệp rực rỡ (Chánh Mạng)
- Cố gắng, nỗ lực hàng ngày, luôn sẵn sàng bắt đầu lại
(Chánh Tinh Tấn)
- Tập trung vào chính mình, ko "để ý" người khác
(Chánh Niệm)
- Ổn định với chính mình
(Chánh Định)
- Có hiểu biết sâu rộng - nhìn cuộc đời theo nhiều góc độ
(Chánh Kiến)
- Tư Duy thiện chí, thiện lành
(Chánh Tư Duy)