Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương III NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TTg CP - Coggle Diagram
Chương III
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TTg CP
Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của TTg CP
Lãnh đạo công tác của CP; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình QH, UBTV QH;
b) Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các văn bản pháp luật và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định của CP, TTg CP;
c) Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các thành viên CP; quyết định các vấn đề khi còn có ý kiến khác nhau giữa các BT, TT.CQNB;
d) Lãnh đạo việc thực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của bộ máy nhà nước và các hoạt động kinh tế - xã hội;
đ) Lãnh đạo, chỉ đạo Chủ tịch UBTV nhân dân cấp tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật và các chương trình, kế hoạch, chiến lược của CP trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh;
e) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi toàn quốc.
Trình QH phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó TTg CP, BT và thành viên khác của CP; trong thời gian QH không họp, trình CT NƯỚC quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó TTg CP, BT và thành viên khác của CP.
Trình UBTV QH phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHXHCN VN.
Trong thời gian QH không họp, quyết định giao quyền BT, TT.CQNB theo đề nghị của BT Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết BT hoặc TT.CQNB. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định giao quyền Chủ tịch UBTV nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của BT Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBTV nhân dân cấp tỉnh.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc CP.
Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBTV nhân dân cấp tỉnh. Yêu cầu Chủ tịch UBTV nhân dân cấp tỉnh đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBTV nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật.
Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của BT, TT.CQNB, UBTV nhân dân, Chủ tịch UBTV nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTV QH bãi bỏ.
Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của CP; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà CHXHCN VN là thành viên.
Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc UBTV nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, UBTV hoặc ban khi cần thiết để giúp TTg CP nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.
Triệu tập và chủ trì các phiên họp của CP.
Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia:
a) Quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong quá trình phục vụ Nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh;
b)Chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước;
d) Lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;
đ)Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của TTg CP về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
e) Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý, điều hành toàn bộ cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ cho sự vận hành của bộ máy nhà nước;
g) Ủy quyền cho Phó TTg CP hoặc BT, TT.CQNB thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của TTg CP;
h) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;
i) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các BT, TT.CQNB, chính quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Điều 29. Trách nhiệm của TTg CP
Chịu trách nhiệm trước QH về hoạt động của CP và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thực hiện báo cáo công tác của CP, TTg CP; giải trình, trả lời chất vấn trước QH, UBTV QH, trường hợp vắng mặt thì ủy quyền cho Phó TTg CP thực hiện.
Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của CP và TTg CP.
Điều 30. Thẩm quyền ban hành văn bản
TTg CP ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật.
TTg CP thay mặt CP ký các văn bản của CP; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Điều 31. Phó TTg CP
Phó TTg CP giúp TTg CP làm nhiệm vụ theo sự phân công của TTg CP và chịu trách nhiệm trước TTg CP về nhiệm vụ được phân công.
Khi TTg CP vắng mặt, một Phó TTg CP được TTg CP ủy nhiệm thay mặt TTg CP lãnh đạo công tác của CP.