Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ĐỊA - Coggle Diagram
ĐỊA
Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
Biết được vị trí địa lí, đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của Tây Nam Á
Vị trí địa lí
Nằm ở phía Tây Nam của châu Á
Tiếp giáp: châu phi, châu Âu, khu vực Trung Á, khu vực Nam Á. Vịnh biển: biển A-rap, biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi, vịnh Pec-xich
Đặc điểm nổi bật về tự nhiên
Địa hình: phía Đông Bắc là núi cao, ở giữa là đồng bằng, phía Nam là bán đảo A-rap
Khí hậu: khí hậu lục địa, ven biển địa trung hải có khí hậu cận nhiệt địa trung hải
Dân cư
-Số dân Tây Nam Á 286 triệu người. Dân tộc: chủ yếu người A-rập. Tôn giáo: chủ yếu theo đạo Hồi
Dân cư phân bố không đều
Tập trung ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước
Thưa thớt ở hoang mạc, bán hoang mạc
Tỉ lệ dân thành thị: chiếm khoảng 80%-90% dân số
Kinh tế:
Trước đây: trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm
Ngày nay: công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ
Xã hội
Là khu vực bất ổn về chính trị (thường xuyên xảy ra chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo) mà nguyên nhân chính là do chiến lược quan trọng và nguồn dầu mỏ, khí đốt phong phú
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á
Thuận lợi
Vị trí tiếp giáp nhiều vịnh, biển và các khu vực, châu lục... Thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán, hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Có trữ lượng dầu mỏ lớn
Khó khăn:
Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên bao bọc nên khí hậu khô hạn
Bất ổn về chính trị, mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực
Liên hệ tình hình khai thác dầu mỏ ở Việt Nam
Tình hình khai thác
nước ta có tiềm năng về dầu mỏ, nhất là ở thềm lục địa phía nam. Sản lượng khai thác dầu mỏ qua các năm có tăng lên
Tình hình sử dụng
tuy vậy hầu hết dầu mỏ khai thác lại chủ yếu được xuất khẩu. Do công nghiệp chế biến dầu khí nước ta chưa phát triển mạnh. Trong khi đó nước ta lại nhập khẩu xăng dầu để sử dụng
Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Hiểu rõ đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên khu vực Nam Á
Địa hình: Nam Á có 3 miền địa hình khác nhau
Phía Bắc là dãy Himalaya: cao đồ sộ nhất thế giới, dài 2600km, chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam
+Nằm giữa là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển Ả-rập đến bờ vịnh Ben gan dài 3000km, bề rộng từ 250 đến 350km
+Phía Nam có sơn nguyên Đê Can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía Tây và phía Đông của sơn nguyên là dãy gát Tây và gát Đông
-Khí hậu
Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa là một trong những khu vực có mưa nhiều nhất thế giới
+Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều
+Nhịp điệu, hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực
-Sông ngòi: có nhiều hệ thống sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút
-Các kiểu cảnh quan: xavan, cảnh quan núi cao, hoang mạc, rừng nhiệt đới ẩm.
Phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á
+Vùng phía nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa tây nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này (lượng mưa >1000mm)
+Đồng bằng sông Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ và sơn nguyên Đê-can tạo nên hành lang hút gió mùa tây nam, mang lại lượng mưa lớn cho vùng (>1000mm)
+Đồng bằng ven biển phía tây dãy Gát Tây cùng đón gió mùa Tây Nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng mưa lớn (>1000mm)
+Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê-can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô hạn, ít mưa (<200mm và từ 251-750mm)
Gỉai thích tại sao vào mùa đông, một số nước khu vực Nam Á mặc dù nằm cùng vĩ độ với các tỉnh miền Bắc Việt Nam nhưng thời tiết bớt lạnh và khô hơn
Vào mùa đông một số nước khu vực Nam Á mặc dù nằm cùng vĩ độ với các tỉnh miền Bắc Việt Nam nhưng thời tiết bớt lạnh và khô hơn là do bức chắn của dãy Hi-ma-lay-a caongăn cản khối khí lạnh từ phương Bắc thổi tới nên không lạnh như Việt Nam
Bài 3:Sông ngòi và cảnh quan châu Á
đặc điểm chung của sông ngòi châu Á
Khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn
phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp
Kể tên, phân tích được chế độ nước, và giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
Hệ thống sông lớn: Ô-bi, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn
Chế độ nước
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: - ,
ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa
các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân
Tây Nam Á, Trung Á:
Lưu lượng nước sông càng về hạ lưu càng giảm. Một số con sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc
Do nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan ra từ núi cao
Bắc Á:
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.
Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Gía trị kinh tế
Giao thông , khai thác thủy điện, thủy lợi, du lịch
Cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế của khu vực Nam Á
Biết được đặc điểm về dân cư và kinh tế khu vực Nam Á