Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 6. TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC, Ví dụ: Tạo động lực cho nhân viên CK Việt…
CHƯƠNG 6. TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
Khái niệm và vai trò
Khái niệm: Tạo động lực làm việc là quá trình triển khai, xây dựng thực hiện và đánh giá các chương trình, biện pháp tác động vào những mong muốn, khát khao của người lao động nhằm thúc đẩy họ làm việc để đạt được các mục tiêu của cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp
Vai trò
Với người lao động
Cải thiện thu nhập và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân
Kích thích sự sáng tạo của người lao động
Tăng sự gắn bó với công việc và tổ chức/ doanh nghiệp
Với tổ chức
Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Hình thành đội ngũ lao động giỏi, nhiều phát minh sáng tạo và tâm huyết với tổ chức, doanh nghiệp
Góp phần nâng cao uy tín, làm đạp hình ảnh của tổ chức/ doanh nghiệp
Cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản trị, giữ người lao động và người sử dụng lao động
Các học thuyết tạo động lực
Nhóm các học thuyết nhu cầu
Thuyết nhu cầu của Maslow
Theo thuyết này chia nhu cầu con người thành 5 cấp được xếp theo bậc thang thứ tự như sau:
Nhu cầu sinh lý:thức ăn, nước uống , nghỉ ngơi, nhà ở,…
Nhu cầu an toàn:là những nhu cầu an toàn thân thể và sự ổn định trong đời sống , nhu cầu tránh khỏi sự đau đớn , sự đe dọa về bệnh tật hay đơn giản là có 1 việc làm ổn định , không bị thất nghiệp,..
Nhu cầu xã hội: muốn là thành viên của 1 nhóm nào đó và duy trì mối quan hệ với người khác , được chấp nhận được yêu thương , ..
Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu biểu hiện sự tự tin , sự tự trọng, nhu cầu thành đạt và sự công nhận của mọi người đối với sự thành đạt đó,..
Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu gắn liền với sự tự phát triển , sự tự phát huy những khả năng tiềm tàng của mỗi cá nhân người lao dộng.
Thuyết ERG của Anderfer
Nhu cầu cá nhân của con người gồm 3 nhóm:
Nhu cầu tồn tại : Bao gồm nhu cầu an toàn, nhu cầu sinh lý: Ước muốn khỏe mạnh về thân xác và tinh thần, được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu căn bản để sinh tồn như các nhu cầu sinh lý, ăn, mặc, ở, đi lại, học hành... và nhu cầu an toàn.
Nhu cầu quan hệ: (Nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng) Ước muốn thỏa mãn trong quan hệ với mọi người, muốn thiết lập và duy trì các mối quan hệ cá nhân khác nhau
Nhu cầu phát triển: (Nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định) Ước muốn tăng trưởng và phát triển cá nhân trong cả cuộc sống và công việc.
Học thuyết ERG cho rằng mỗi người đồng thời có thể có nhiều nhu cầu một lúc, trong khi theo học Thuyết Maslow mỗi một thời điểm con người chỉ tập trung vào 1 nhu cầu nào đó.
Thuyết nhu cầu của David C.Mc clelland.
Nhu cầu về quyền lực:
là nhu cầu tác động lên người khác, tới hoàn cảnh, kiểm soát và thay đổi hoàn cảnh;
Nhu cầu về liên kết
là các nhu cầu về quan hệ xã hội, quan hệ gíup đỡ qua lại với nhau;
Nhu cầu về thành tích
là nhu cầu vươn tới thành tựu và thắng lợi.
Nhóm các học thuyết theo cách thức của tạo động lực
Thuyết 2 nhân tố của Herzberg.
Có 2 yếu tố liên quan đến việc tạo động lực cho người lao động
Duy trì
Các yếu tố duy trì có tác dụng duy trì trạng thái tinh thần tốt, ngăn ngừa sự bất mãn trong công việc nhưng không làm người lao động thực hiện công việc tốt hơn
Lương và các khoản phúc lợi
Các quan hệ con người
Điều kiện làm việc
Các chính sách quản trị
Thúc đẩy
Nhóm yếu tố thúc đẩy liên quan trực tiếp nội dung công việc đảm nhận, nếu thiết thì người lao động sẽ không hài lòng, lười nhác và thiếu sự chú tâm vào công việc
Công việc có ý nghĩa
Sự thành đạt trong công việc
Có cơ hội thăng tiến
Sự công nhận thành tích
Thuyết công bằng của J.S.Adams
Người lao động sẽ so sánh những gì họ bỏ ra và những gì họ nhận được từ công việc đó, sau đó đối chiểu tỷ suất đầu vào - đầu ra của họ với tỷ suất đầu vào - đầu ra của những người khác, nếu tỷ suất ngang bằng thì tồn tại sự công bằng, nếu giữa họ và người khác có sự chênh lệch thì tồn tại trạng thái bất công
Học thuyết tăng cường của B.F.Skinner
Có ba loại hành vi tăng cường mà người lãnh đạo, quản lý có thể thực hiện, đó là:
Khen thưởng nhân viên ,người lãnh đạo, quản lý khuyến khích nhân viên làm lại những gì mà anh ta đã làm tốt trước đó. Phần thưởng có thể là những lời khen ngợi, bằng tiền hoặc bằng những quyết định khen thưởng, đề bạt.
Sử dụng hình phạt ,người lãnh đạo, quản lý phê bình nhân viên về khuyết điểm anh ta đã mắc phải, chỉ cho nhân viên biết những gì họ không được làm và cụ thể họ cần sửa chữa những gì.
Làm ngơ: người lãnh đạo, quản lý có thể làm ngơ, coi như không biết việc làm sai của nhân viên. Sự lựa chọn này chỉ thích hợp khi người lãnh đạo, quản lý cho rằng việc làm sai đó của nhân viên chỉ là nhất thời, nó không nghiêm trọng đến mức phải sử dụng hình phạt. 1
Thuyết đặt mục tiêu của E.Locke
Thuyết cho rằng làm việc có mục tiêu sẽ mang tới động lực giúp nhân viên đạt được mục tiêu đó và cải thiện hiệu suất làm việc
Mục tiêu càng cụ thể và mang tính thách thức thì kết quả thực hiện thường tốt hơn nhiều so với các mục tiêu mơ hồ và dễ dàng.
Thuyết kỳ vọng của V.Vroom
Động lực làm việc của người lao động phụ thuộc vào mức độ kỳ vọng của người lao động với những lợi ích họ đạt được khi hoàn thành nhiệm vụ và mức độ cuốn hút những lợi ích đó.
Quy trình tạo động lực
Xác định nhu cầu của người lao động
Phân loại nhu cầu của người lao động
Thiết kế chương trình tạo động lực
Triển khai chương trình tạo động lực
Đánh giá tạo động lực làm việc cho người lao động
Ví dụ: Tạo động lực cho nhân viên CK Việt Nam:
Hỗ trợ phí gửi xe khi đến làm việc
Hỗ trợ phí ăn trưa
Thưởng thêm theo doanh thu
Tăng lương những giờ làm thêm ngày Tết
Thường xuyên có hình thức thi đua, khen thưởng để nhân viên làm việc tích cực
Khi tổ chức trả công cho họ thấp hơn những j họ đã làm và đáng được hưởng thì ngay lập tức họ sẽ giảm nỗ lực làm việc xuống để xác lập sự công bằng và ngược lại nếu tổ chức trả công cao thì ngay lập tưc thái độ làm việc của người lao động sẽ tích cực hơn.