Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tình cảm yêu làng của ông Hai hòa quyện, thống nhất với tình yêu đất nước,…
Tình cảm yêu làng của ông Hai hòa quyện, thống nhất với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến, cách mạng.
-
Khi ở khu tản cư
- Ông Hai tản cư đến vùng tự do theo chính sách của Cụ Hồ: tản cư là yêu nước.
- Khi mới lên khu tản cư, chưa quen người, quen việc nên ông hay nhớ về cái làng của mình “ Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”.
- Khi được nói chuyện về làng. Ông vui náo nức là thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển hoạt động”.
- Ông thường ra phòng thông tin để nắm tin tức kháng chiến: trẻ em cắm cở trên Tháp Rùa Hà Nội, anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã hi sinh, đội nữ dân quân du kích Trung Trắc bắt sống tên quan Hai Pháp…
=> Khi biết những tin đó. Ông vui như người trong cuộc lập được chiến công. Điều đó cho thấy ở khu tản cư nhưng ông luôn hướng lòng về kháng chiến, lấy niềm vui kháng chiến để vơi bớt nỗi nhớ làng. Tình yêu làng, yêu nước, gắn bó với kháng chiến đã hòa quyện.
Khi nghe tin cải chính
- Ông chủ tịch làng Chợ Dầu lên cải chính tin: làng ông vẫn là làng kháng chiến, làng bị giặc tàn phá vì không theo Tây, bằng chứng là: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”.
- Ông Hai lật đật đi khoe với tất cả mọi người tin cái chính, lại vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông.
=> Niềm vui mừng kì lạ thể hiện một cách đau xót, cảm động về tinh thần yêu nước và cách mạng của ông Hai. Nhà bị giặc đốt nhưng ông không buồn tiếc vì đó là bằng chứng về lòng trung thành với cách mạng và kháng chiến của ông. Đây là tình cảm đặc biệt của ông Hai, tình cảm chung của những những người nông dân của nhân dân ta thời kháng chiến chống Pháp. Đối với họ lúc này, trước hết và trên hết là Tổ quốc, nên họ sẵn sàng hy sinh tất cả tính mạng và tài sản.
Những ngày sau đó
- Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài: “một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến tháng sự sợ hãi thường xuyên trong ông Haio cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
- Rồi tin này ai cũng biết: mụ chủ nhà đuổi khéo nhà ông đi, người làng Dầu ở đây cũng bị đuổi như đuổi hùi. Đi đâu bây giờ? Không ai muốn chứa chấp dân của làng “Việt gian”, cũng không thể quay về làng, “Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”, tức là “bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ” Ông Hai đã bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mỗi mâu thuẫn nội tâm diễn ra gay gắt giữa về làng hay ở lại.
- Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà càng đau xót, tủi hổ.
- Ông Hai nói chuyện với con trai để giãi bày nỗi lòng mình:
- Ông Hai hỏi con: “Thế nhà con ở đâu?”, “ Ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ?”.
- Đứa con trai út trả lời : “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”, “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”
- Ông tự nhủ: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”, “Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai…”
=> Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ và lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông và tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Tỉnh cảm ấy là sâu nặng, bền vững, thiêng liêng.