Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em - Coggle Diagram
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Nguyên nhân
Virus thường chiếm đa số
➢ Virut có ái lực với đường hô hấp
➢ Khả năng lây lan của virus dễ dàng
➢ Tỷ lệ người lành mang virut cao
➢ Khả năng miễn dịch đối với virus ngắn và yếu → dễ phát triển thành dịch và nhiễm lại
➢Thường gặp: virus hợp bào hô hấp (Res. syncytidal virus: RSV), cúm, á cúm, Adenovirus, Sởi, Rhinovirus, Enterovirus.
Vi khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng :warning: Thường gặp: Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, liên cầu, tụ cầu, Mycoplasma, Chlamydia...
triệu chứng
➢ Đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. ➢ Bắt đầu với ho, sốt, chảy mũi
➢ Sau đó: thở nhanh, khó thở: lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, khò khè, cánh mũi phập phồng, tím tái…
➢ Nếu không được xử trí kịp thời → NGỪNG THỞ Lưu ý : diễn tiến nhẹ → nặng rất nhanh
phân loại
Theo vị trí giải phẫu:
Nhiễm khuẩn hô hấp trên: thường gặp, nhẹ
➢ Viêm mũi - họng, VA (Végétations Adenoides)
➢ Viêm tai giữa
➢ Viêm xoang
➢ Viêm amidan
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới
➢ Viêm thanh quản
➢ Viêm khí quản, phế quản
➢ Viêm tiểu phế quản
➢ Viêm phổi
Theo mức độ nặng nhẹ
Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
Trẻ có 1 trong 5 dấu hiệu → BỆNH RẤT NẶNG
➢ Bỏ bú, không uống được, nôn
➢ Co giật
➢ Li bì hoặc khó đánh thức
➢ Thở rít khi nằm yên
➢ Suy dinh dưỡng nặng
Trẻ có rút lõm lồng ngực → VIÊM PHỔI NẶNG
Trẻ có thở nhanh → VIÊM PHỔI
✓ 2-12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút
✓ 12th – 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút
Không co rút lồng ngực mạnh, không thở nhanh → KHÔNG VIÊM PHỔI (ho hoặc cảm lạnh)
đại cương
Thế nào là NKHHCT?
✓Nhiễm khuẩn cấp tính bộ máy hô hấp
✓Do nhiều nguyên nhân
Đường hô hấp gồm những bộ phận nào?
✓ Mũi, miệng, hầu, họng,
✓ Thanh quản, Khí quản, phế quản, tiểu phế quản,
tình hình bệnh trên thế giới
Bệnh rất phổ biến ở trẻ em,
Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, đặc biệt viêm phổi.
Theo WHO: khoảng 4 triệu trẻ tử vong do NKHHC/năm
Có thể mắc bệnh nhiều lần/1 năm (3-5 lần)
VN
VP chiếm khoảng 33% tổng số tử vong ở trẻ.
20.000 tử vong/năm.
Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng, sự phát triển của trẻ, đến công việc của cha, mẹ…
Bệnh chữa khỏi được nếu được chẩn đoán sớm, điều trị và chăm sóc đúng.
Các yếu tố thuận lợi
➢ Tuổi: thường gặp dưới 3 tuổi
➢ Cân nặng lúc sinh < 2.500g
➢ Suy dinh dưỡng
➢ Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ
➢ Thời tiết lạnh, thay đổi (thời tiết chuyển mùa)
➢ Môi trường xung quanh, nhà ở
➢ Đời sống kinh tế thấp
➢ Thiếu vitamin A
➢ Không được tiêm chủng đầy đủ
nguyên tắc xử trí, diều trị
viêm phổi
➢ Kháng sinh trong 5 ngày
➢ Hạ sốt, giảm ho, thông thoáng mũi bằng NaCl 0.9%
➢ Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà
➢ Dặn bà mẹ có gì bất thường đưa trẻ đến bệnh viện ngay
➢ Khám lại trong 2 ngày
không viêm phổi
➢ Ho trên 30 ngày: nhập viện để tìm nguyên nhân
➢ Không dùng kháng sinh
➢ Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà
➢ Dặn bà mẹ có gì bất thường đưa trẻ đến bệnh
viện ngay
➢ Khám lại trong 5 ngày nếu không tiến triển tốt
phòng chống suy hô hấp: thông thoáng đường thở
➢ Nằm tư thế thích hợp: đầu hơi ngửa ra sau, kê cao vai
➢ Cung cấp oxy
Nhẹ và vừa: cho thở oxy qua sonder (liều 0,5 l/phút), theo dõi và điều chỉnh lượng oxy
Nặng: bóp bóng → chuyển cấp cứu đến bệnh viện
phòng bệnh
➢Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi đẻ
➢Cho trẻ ăn đúng, đủ dinh dưỡng
➢Vệ sinh cá nhân trẻ và môi trường
➢Giữ ấm cho trẻ
➢Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch ➢Phát hiện sớm và xử trí kịp thời các trường hợp NKHHC theo phác đồ
chăm sóc trẻ NKHHC tại nhà
Trẻ từ 2 tháng dến 5 tuổi
➢ Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn khi ốm
➢ Bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh
➢ Làm thông thoáng mũi bằng NaCl 0,9%
➢ Giảm ho, đau họng bằng các loại thảo dược, tránh các chế phẩm chứa antihistamine
➢ Giảm sốt bằng cách lau mát, dùng thuốc
➢ Đưa trẻ đến y tế khám ngay khi có 1 trong các dấu hiệu: khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém, ăn kém, mệt nặng hơn, li bì
➢ Cho trẻ uống đủ nước
Trẻ dưới 2 tháng
➢ Cho bú thường xuyên hơn
➢ Giữ ấm cho trẻ
➢ Làm thông thoáng mũi bằng NaCl 0,9%
➢ Đưa trẻ đến y tế khám ngay khi có 1 trong các dấu hiệu: khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém,
mệt nặng hơn