Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương III: Góc và đường thẳng song song - Coggle Diagram
Chương III: Góc và đường thẳng song song
Bài 8: Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc
Góc ở vị trí đắc biệt
a, Hai góc kề bù
Định nghĩa: Hai góc có một cạnh chung hai tia còn lại là hai tia đối nhau được gọi là hai góc kề bù.
Tính chất: Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180°
b, Hai góc đối đỉnh
Định nghĩa: Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia
Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
Tia phân giác của một góc
Định nghĩa: Tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh đó hai góc bằng nhau được gọi là tia phân giác của góc đó.
Tính chất: Hai góc mà tia phân giác tạo ra thì bằng nhau
Bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết
Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
a, Góc so le trong, góc đồng vị
b, Quan hệ giữa các cặp góc so le trong, cặp góc đòng vị
Nếu đường thẳng thứ nhất cắt hai đường thẳng phân biệt và trong các góc tạo thành có 1 cặp góc so le trong bằng nhau thì
Hai góc so le trong còn lại bằng nhau
Hai góc đồng vị bằng nhau
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
Nếu đường thẳng thứ nhất cắt hai đường thẳng phân biệt và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng song song với nhau.
Bài 10: Tiên đề Euclid. Tính chất hai đường thẳng song song
Tiên đè Euclid về đường thẳng song song
Qua một điểm ở ngoài đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó
Tính chất của hai đường thẳng song song
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì
Hai góc so le trong bằng nhau
Hai góc đồng vị bằng nhau
Bài 11: Định lí và chứng minh định lí
b, Thế nào là chứng minh định lí?
Chứng minh đinh lí là dùng lập luận dể từ giả thiết và những khẳng định đúng đã biết suy ra kết luận của định lí
a, Định lí. Giả thiết và kết luận của định lí
Định lí là một khẳng định đúng được suy ra từ những khẳng đúng đã biết
Mỗi định lí được phát biểu dưới dạng: Nếu......thì.......
Phần giữa từ "nếu" và từ "thì" là giả thiết của định lí
Phần sau từ "thì" là kết luận của giả thiết của định lí