Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Quá trình hình thành và phát triển của VHTN Việt Nam - Coggle Diagram
Quá trình hình thành và phát triển của VHTN Việt Nam
Thời kỳ trước CMT8 1945
Trong chế độ phong kiến, ở nước ta chưa sáng tác văn học cho trẻ em.
Chỉ từ khi CMT8 thành công, VHTN mới được chú ý và hoạt động như một bộ phận của văn học Việt Nam.
Đánh giá chung:
Trước CMT8 1945, ở Việt Nam mới chỉ có những tác phẩm lẻ tẻ viết cho thiếu nhi chứ chưa có phong trào sáng tác cho trẻ em, song đó cũng là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho nền Văn học Thiếu nhi ở Việt Nam.
Một số tác phẩm của giai đoạn này:
Thơ ngụ ngôn của La Fontaine được dịch sang tiếng Việt: Quạ và Cáo; Thỏ và Rùa; Ve và Kiến; ...
Truyện ngắn của Peron
Lên sáu, Lên tám của Tản Đà viết cho nhi đồng được sử dụng trong SGK thời ấy.
Đến những năm 30, văn học viết cho trẻ em trở nên phong phú, đa dạng hơn. Trên văn đàn xuất hiện hai xu hướng Lãng mạn (Nhóm Tự lực văn đoàn) và khuynh hướng Hiện thực.
Nhóm Tự lực văn đoàn cho xuất bản các loại sách: Hoa Hồng, Hoa Mai, Hoa Xuân,...
Khuynh hướng hiện thực các tác phẩm thực tế và có ý nghĩa sâu sắc hơn như: Tấm lòng vàng của Nguyễn Công Hoan; Bày bông lúa lép(1937), Người thợ rèn (1940) của Nam Cao; các bài thơ Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Tấm Cám của Tú Mỡ; các bài thơ Trẻ chăn châu(1941), Kêu gọi thiếu nhi (1941) của Bác Hồ, ....
Thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1964)
1948, Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam được thành lập đã tổ chức một bộ phận văn học dành cho trẻ em.
Ngày 17 - 6 - 1957, Nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập.
Các tác phẩm gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp: Đất rừng phương Nam (1957) của Đoàn Giỏi; Hai làng Tà Pình và Động Hia (1958) của Bắc Thôn; Em bé bên bờ sông Lai Vu (1958) của Vũ Cao; Cái Thăng (1961) của Võ Quảng; Vừ A Dính (1963) của Tô Hoài...
Từ 1960 trở đi, đội ngũ sáng tác cho các em đã được hình thành và càng ngày được bổ sung, số lượng sách và đề tài ngày càng phong phú
Đề tài lịch sử: Lá cờ thêu sáu chữ vàng; Kể chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng
Đề tài sinh hoạt, lao động, học tập: Đàn chim gáy - Tô Hoài; Nơi xa - Văn Linh; Tổ tâm giao - Trần Thanh Địch,...
Truyện đồng thoại: Cái tết của mèo con - Nguyễn Đình Thi; Chú đất nung - Nguyễn Kiên; ...
Thơ phát triển với nhiều cây bút: Tế Hanh, Phạm Hổ, Võ Quảng, Nhược Thủy, ...
Đánh giá chung:
VHTN giai đoạn 1955 - 1964 phát triển khá toàn diện và phong phú.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Dưới chế độ mới, những thành tựu đầu tiên của văn học thiếu nhi đã được tạo lập.
Đánh giá chung:
Đây là chặng đường mở đầu cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng những thành tựu đã ghi nhận sự cố gắng của chúng ta nên nền văn học viết có cơ sở và điều kiện để phát triển
Về đề tài, nội dung đơn giản, chủ yếu là nêu những tấm gương thiếu nhi dũng cảm trong kháng chiến và tố cáo tội ác kẻ thù.
Thành tựu:
1946, Tờ báo Thiếu sinh ra đời, 12/1946 số ra đặc biệt: "Các em vẽ, các em viết"
Tiếp đó là sự ra đời của tờ Thiếu niên, Tuổi trẻ, Xung phong, Măng non… và đặc biệt là sách Kim Đồng, nhà xuất bản Văn nghệ đã in riêng cho thiếu nhi.
Một số sách mang tên Kim Đồng của các nhà văn tham gia kháng chiến: "Chiến sĩ ca nô" (Nguyễn Huy Tưởng); "Hoa Sơn" (Tô Hoài); "Dưới chân cầu mây" (Nguyên Hồng); "Chú Giao làng Sen" (Nguyễn Tuân); ...
Thư, thơ của Bác chúc tết, biểu dương (hàng năm).
Thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ
Văn học thiếu nhi ở giai đoạn này phát triển mạnh với nhiều cây bút tài năng và tác phẩm giá trị
Đề tài kháng chiến:
Chống Pháp: Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (Xuân Sách), Quê nội (Võ Quảng), Kim Đồng (Tô Hoài)
Chống Mỹ: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chú bé Cả Xên (Minh Khoa), Em bé sông Yên (Vũ Cận)
Đề tài Lịch sử: Sát thát (Lê Vân, Nguyễn Bích, 1971); Bên bờ Thiên Mạc (1967) Hà Ân
Đề tài Cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động: Chú bé sợ toán (Hải Hồ); Mái trường thân yêu (Lê Khắc Hoan)
Đề tài nông thôn: Cơn bão số bốn (Nguyễn Quỳnh); Xã Viên Mới (Minh Giang)
Mảng sách khoa học: Quả trứng vuông (Viết Linh); Cô kiến trinh sát (Vũ Kim Dung)
Truyện đồng thoại: Chú gà trống Choai (Hải Hồ), Cô Bê 20 (Văn Biển)
Thơ: Măng tre (Võ Quảng), Chú bò tìm bạn (Phạm Hổ) đặc biệt nổi lên hiện tượng các em bé làm thơ như Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, ...
Đánh giá chung:
VHTN ở giai đoạn này phát triển mạnh, có nhiều cây bút tài năng, nhiều tác phẩm có giá trị và thực sự là một lực lượng lớn góp phần biểu dương, khích lệ những tấm gương sáng trong học tập và chiến đấu.
Thời kỳ đất nước thống nhất và đổi mới (1975 - nay)
5.1 Giai đoạn 1975 - 1985
Phần lớn truyện vẫn chỉ xoay quanh đề tài kháng chiến
Chống Pháp: Cơn giông tuổi thơ (Thu Bồn)
Chống Mỹ: Hồi đó ở Sa Kỳ (Bùi Minh Quốc); Cát cháy (Thanh Quế)
Viết về cuộc sống mới: Bến tàu trong thành phố (Xuân Quỳnh); Tình thương (Phạm Hổ); Chú bé có tài mở khóa ( Nguyễn Quang Thân)
Đề tài Lịch sử: Chuyện nỏ thần, Đảo hoang, Nhà Chử (Tô Hoài)
Đánh giá:
VHTN đang ở giai đoạn "cổ lọ", chưa có những chuyển biến rõ ràng.
5.2. Giai đoạn 1986 - nay
Có thêm nhiều tác giả mới: Trần Thiên Hương, Nguyễn Quang Thiều, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh, ...
Mở rộng đề tài
Đề tài kháng chiến: Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán); Ngày xưa và bây giờ bạn ở đâu (Trần Thiên Hương); ...
Đề tài kí ức tuổi thơ: Tuổi thơ im lặng (Duy Khán); Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng); ...
Đề tài trẻ em trong thế giới hiện tại, hiện đại: Út Quyên và tôi, Em gái (Nguyễn Nhật Ánh); Năm đêm với bé Su (Nguyễn Thị Minh Ngọc); ...
Đề tài miền núi: Y leng (Đào Vũ); Kỉ vật cuối cùng (Hà Lâm Kì)
Đề tài lứa tuổi hoa học trò: Cỏ may ngày xưa (Trần Thiên Hương), Hương sữa đầu mùa (Lê Cảnh Nhạc); Có gì mà không tặng bông hồng ( Hồ Việt Khuê); ...
Đa dạng về giọng điệu: báo chí thông tấn; giọng suy tư triết lí; giọng trữ tình; giọng tinh nghịch, hóm hỉnh;...
Đánh giá:
Nhìn chung sự đa dạng của các tác phẩm, đề tài, giọng điệu đã chứng tỏ VHTN Việt Nam đã có sự phát triển, song vẫn chưa có nhiều tác phẩm thực sự đặc sắc đại diện cho nền VHTN Việt Nam. Đây là vấn đề lớn cần sự quan tâm của toàn xã hội chứ không riêng đội ngũ nhà văn.