Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
C2. Chứng từ trong kinh doanh xuất nhập khẩu - Coggle Diagram
C2. Chứng từ trong kinh doanh xuất nhập khẩu
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
(BẮT BUỘC)
Khái niệm
Là chứng từ cho mục đích thanh toán. Được Seller lập ra yêu cầu Buyer trả tiền được ghi trên hóa đơn
Gồm 1 bản gốc và 2 bản sao: Bản gốc dùng cho hải quan để tính thuế, bản sao xuất trình cho NH để đòi tiền hàng và xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính chi phí bảo hiểm
Và nó được lập ra với mục đích chính là THANH TOÁN
Nội dung
Ghi rõ đặc điểm hàng hóa,
Đơn giá,
Tổng giá trị của hàng hóa
Điều kiện cơ sở giao hàng
Phương thức thanh toán
Phương tiện vận tải,
Loại tiền,
Chi phí liên quan
2.1 Phiếu đóng gói (Packing List)
(BẮT BUỘC)
Khái niệm
Mô tả chi tiết nội dung lô hàng. Thông thường không bao gồm giá trị lô hàng.
Tên khác: Bảng kê khai hàng hóa, phiếu chi tiết hàng hóa.
Trước khi giao hàng Seller gửi Packing List cho Buyer kiểm tra.
gồm 3 loại:
Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list): mô tả tương đối chi tiết hàng hóa
Phiếu đóng gói trung lập (Neutral packing list): mô tả lô hàng nhưng không có tên Seller
Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng (Packing and Weight list): mô tả chi tiết trọng lượng tính lô hàng, gồm bao bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói
Chức năng
Sắp xếp kho chứa hàng
Bố trí phương tiện vận tải
Bốc dỡ hàng bằng thiết bị máy móc or thuê nhân công
Mặt hàng có bị kiểm hóa không
Nội dung
Thông tin Buyer, Seller
Cảng xếp hàng, dỡ hàng
Thông tin hãng tàu, số chuyển tàu
Thông tin hàng hóa: Trọng lượng, số kiện, mô tả hàng hóa, thể tích hàng hóa
Số hiệu hợp đồng
Điều kiện giao hàng.
2.2 Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
(BẮT BUỘC)
Bao gồm 16 loại chỉ chú ý 10 loại:
Căn cứ vào chuyển nhượng
Vận đơn đích danh (Straight Bill): ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, và Non-Negotiable
Vận đơn theo lệnh (To order Bill): ghi giao hàng theo lệnh người nào đó. Người nhận hàng sẽ là người cầm vận đơn và có xác nhận ký hậu của người giao hàng. Ở loại này, ô Cosignee có thể là "To order of consignee", "To order of bank"...Phải được ký hậu và đóng dấu là cách để chuyển quyền sở hữu lô hàng và thường là được thực hiện ở mặt sau Bill
Vận đơn xuất trình (vận đơn vô danh - To bearer Bill): không ghi rõ tên mục Consignee or phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ lệnh của ai mà sẽ giao cho ai xuất trình được vận đơn.
Vận đơn đường biển không lưu thông: Không có giá trị thương mại (mua bán, chuyển nhượng), đơn thuần mang tính chất chuyển chở hàng hóa đường biển.
Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn (Xét theo dấu hiệu trên Bill®)
Vận đơn hoàn hảo (vận đơn sạch/trơn): không có ghi chú nào về khiếm khuyết của bao bì or hàng hóa thông thường là NH thanh toán sẽ cần loại này.
Vận đơn không hoàn hảo: ghi chú về tình trạng bất thường của hàng hóa và bao bì như Case Leaking (thủng chảy), Bag Torn (bao rách),...
Căn cứ vào sự chuyên chở
Vận đơn chở suốt (Through Bill): chuyên chở hàng hóa mà phải chuyển đổi nhiều phượng tiện vận tải khác nhau, nhiều chủ tàu khác nhau. Người cấp vận đơn là người chiệu trách nhiệm về hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng. B/L này bao gồm B/L con gọi là
Vận đơn địa hạt (Local Bill): không mang tính sở hữu, chỉ được xem là biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi cho nhau.
Vận đơn đi thẳng (Direct Bill): chuyên chở hàng hóa trên duy nhất một phương tiện vận tải đi thẳng từ cảng nơi đi đến cảng nơi đến
Vận đơn đa phương thức (Multimodal Bill/Intermodal Bill/Combined Bill): Dùng trong vân chuyển Container hình thức "door to door (kho đến kho)" bằng cách kết hợp nhiều loại hình vận tải.
Căn cứ vào thời gian cấp và thời gian bốc xếp hàng
Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment Bill): Giai đoạn trước của Shipped on board Bill. Được cấp khi hàng hóa chưa được xếp lên boong tàu (cam kết chủ hàng sẽ bốc hàng lên tàu).
Vận đơn xếp hàng (Shipped on board Bill): Giai đoạn sau của Received for shipment Bill. Được cấp sau khi hàng hóa đã xếp an toàn lên boong tàu
(Consignee: Nhà nhập khẩu)
Căn cứ vào phương thức thuê tàu
Vận đơn tàu chợ (Liner Bill); là hợp đồng phổ biến nhất chiếm hầu hết trên thị trường. Là hợp đồng thuê tàu giữa người gửi hàng và người vận tải. Đơn giản là Người gửi hàng mua một vị trí trên tàu.
Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill): Được phát cho người gửi hàng khi thuê tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm câu "tobe used with charter party OR subject to ... charter party" (sử dụng cùng hợp đồng thuê tàu). Đơn giản là Người gửi hàng sẽ thuê một con tàu để chở hàng.
Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển
Vận đơn gốc (Original B/L): là vận đơn ký bằng tay, có đóng mộc và có dấu Original. Mang tính sở hữu hàng hóa và có thể thương mại.
Vận đơn bản sao (Copy B/L): là vận đơn có đầy đủ thông tin của vận đơn gốc, không có dấu mộc, không ký bằng tay, có chữ "COPY-NON NEGOTIABLE" means không được chuyển nhượng, mua bán
Căn cứ vào bên vận tải
Vận đơn nhà/thứ cấp (House B/L): là vận đơn do Forwarder cấp cho Shipper
Vận đơn chủ/mẹ (Master B/L): vận đơn được Carrier (hãng tàu) cấp trực tiếp cho Shipper or Forwarder
Tác dụng
Có tính pháp lý điều chỉnh mối quan hệ người chở hàng, người xếp hàng và người nhận hàng: Nghĩa là nếu hàng hóa hư hỏng, mất mát or thiếu hụt ở cảng thì người nhận phải đứng ra giải quyết với người chuyển chở
Là căn cứ để khai báo hải quan, Manifest
Là cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu thông qua việc xác nhận số lượng, chủng loại hàng Seller bán cho Buyer
Có mua bán, chuyển nhượng và là giấy tờ chứng minh sở hữu hàng hóa do đó đây là 1 trong những giấy tờ quan trọng tỏng Bộ chứng từ xuất nhập khẩu
Chức năng
Bằng chứng Người chở hàng nhận chuyên chở hàng cho Seller theo hợp đồng
Giấy tờ có giá trị thanh toán, định đoạt tại NH. Chứng minh quyền sở hữu hàng hóa và nó là vận đơn gốc
Vận đơn được xem là hợp đồng đã được ký
Các loại container
DC (Dry container): là container khô hay còn gọi là container thường
HC (High cube): là container cao
RE (Reefer): là container lạnh
HR (Hi-cube reefer): là container lạnh, cao
OT (Open top): là container có thể mở nóc
FR (Flat rack): là container có thể mở nắp, mở cạnh
Hình thức giao hàng
CY/CY: Container Yard/Container Yard: Giao từ bãi Cont này sang bãi cont khác
CY/Rail: từ bãi đến ga đường
CY/Door: từ bãi đến xưởng
CY/Truck: từ bãi đến xe tải
Nội dung
Người gửi/Người nhận: Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email,...
Tên người nhận thông báo hanghoa đến, địa chỉ, số điện thoại, fax, mail,...
Tên tàu/Số chuyến/Cảng xếp hàng/Cảng dỡ hàng
Số container, Số seal (niêm chỉ)
Mô tả hàng hóa, Khối lượng gộp (Gross Weight), Khối lượng ròng (Net Weight), Số lượng Cartons,...
Mặt sau Bill
Điều khoản, thông lệ giữ người nhận và người giao vì đôi khi ngta sẽ không lập contract nên Bill sẽ như là Contract
Điều khoản thông thường đều do bên vận chuyển soạn và chỉ được khiếu nại trong 4-6 tháng
Khái niệm
Chứng từ do Captain (đường biển), người chuyên chở or đại lý hãng tàu (fowarder) lập ra và ký phát cho Seller
Được ký ngay sau tàu rời bến
Vận đơn được xem là hợp đồng vận chuyển đã được ký.
Nếu thuê tàu chuyến thì Người vận chuyển và Seller ký kết trước hợp đồng
Nếu thuê tàu chợ (tàu container, hàng LCL) hai bên không ký hợp đồng trước, dùng tạm giấy xác nhận lưu cước (Booking Note) và trách nhiệm hai bên bắt đầu khi hàng đã lên tàu cấp Bill.
Có tính chất thương mại
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
(THƯỜNG CÓ)
Khái niệm C/O
Chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa do Cơ quan có thẩm quyền or người đại diện có thẩm quyền cấp. Cho biết nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nơi sản xuất hàng hóa để tính các loại ưu đãi.
Các loại C/O phổ biến
Căn cứ vào loại hàng, đi/đến từ nước nào,... Người xuất nhập khẩu sẽ quyết định mình sử dụng loại nào:
C/O form A (C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu Việt)
Chỉ được cấp khi HH xuất sang các nước được ghi ở mặt sau Form A và các nước này (EU, Norway, Japan, Canada, Russia, Belarus, NewZealand) cho VN hưởng GSP (thuế ưu đãi phổ cập)
C/O form B (C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu Việt)
Chỉ cấp cho HH xuất xứ tại VN xuất sang các nước ở các trường hợp sau: Không có chế độ GSP, Có chế độ GSP nhưng VN không được hưởng, Có chế độ GSP nhưng hàng hóa VN không đủ tiêu chuẩn chế độ này.
C/O form D (các nước ASEAN)
Chứng nhận hàng hóa xuất xứ tại VN xuất sang ASEAN và hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA or CEPT
C/O form E (ASEAN - Trung quốc):
Chứng nhận hàng hóa xuất xứ tại VN xuất sang ASEAN - TQ và hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Asean-TQ (Asean+1).
C/O form AK (ASEAN - Hàn quốc)
C/O form AJ (ASEAN - Nhật Bản)
C/O form AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand)
C/O form AI (ASEAN - Ấn Độ)
C/O form EAV (Việt Nam - Liên minh Á - Âu)
C/O của hiệp định song phương
C/O form S (Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campodia)
C/O form VC (Việt Nam - Chile)
C/O form VJ (Việt nam - Nhật Bản)
C/O form VK (Việt Nam - Hàn quốc)
C/O form DA59 (Việt Nam - Nam Phi)
C/O form TNK (Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ)
C/O áp dụng cho một số mặt hàng
C/O form Anexco III (Giày dép, dệt may xuất sang Mexico)
C/O form Venezuela (Một số sp đặc biệt xuất sang Vene)
C/O form ICO (Sản phẩm cafe)
C/O form X (Sản phẩm cafe xuất sang các nước Hồi giáo)
C/O form Textile or T (dệt may xuất sang EU)
Người lập C/O
C/O do Seller lập là không chính thống và không được hưởng ưu đãi từ nước nhập khẩu.
C/O phải do Cơ quan có thẩm quyền cấp phát, như:
VCCI - Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam: C/O form A, B, AANZ, GSTP, DA59, TNK, Anexo III
Các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ công thương: C/O form A, D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S
Các Ban Quản lý xuất nhập khẩu được Bộ công thương chỉ định: C/O form A, E, AK,...
Nội dụng để kiểm tra C/O
Các tiêu chí cơ bản trên C/O
Mẫu dấu
Hiệu lực
C/O giáp lưng và C/O ba bên
Chứng từ bảo hiểm
Hàng quốc tế (THƯƠNG CÓ)
Đơn/hợp đồng bảo hiểm (Insurance Policy)
Chứng từ do tổ chức bảo hiểm (công ty cổ phần bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, hợp tác xã bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ.) cấp. Gồm những điều khoản chủ yếu nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm.
Nội dung
Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên, những quy định nêu rõ trách nhiệm người bảo hiểm và người được bảo hiểm
Các điều khoản riêng về đối tượng được bảo hiểm
Tên hàng
Số lượng
Kỹ mã hiệu
Tên phương tiện chở hàng...
Và việc tính phí bảo hiểm
Trị giá bảo hiểm or Số tiền bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm
Phí bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
Chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm xác nhận hàng hóa được bảo hiểm theo hợp đồng đã ký.
Chứng từ kho hàng
(BẮT BUỘC)
Bao gồm:
Phiếu xuất kho,
Phiếu nhập kho,
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,
Bảng kê hàng xuất kho (packing list),...
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ:
Đi chung với hàng hóa dùng làm căn cứ lưu thông nếu DN chưa or trường hợp không phải xuất hóa đơn. Khi DN đưa HH từ kho đến nơi làm thủ tục xuất khẩu thì phải mang phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để lưu thông trên đường đi.
Cargo Manifest
Phiếu kiểm đếm
Dock sheet: giúp người bốc dỡ ở cầu cảng nhanh chóng bốc hàng lên tàu
Tally sheet: để việc kiểm soát được khách quan khi đã xếp hàng lên tàu và công đoạn thực hiện được độc lập không phụ thuộc
=> sử dụng 2 loại do linh hoạt, không cấu kết được với nhau, không phụ thuộc nhau.
Khái quát
Luật quốc tế
Luật Việt Nam
Vận dụng Luật hàng hải
Nguyên tắc giao nhận
Các văn bản hiện hành như nghị định (CP), thông tư (Bộ)
Dựa trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác (Người giao nhận)
Với hàng hóa không lưu kho, có thể do Seller/đại lý giao nhận giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (năm 1991)
Xếp dỡ hàng hóa tại cảng thường do cảng tổ chức thực hiện (tổ chức này thường là cảng) Seller muốn đưa phương tiện xếp dỡ sẽ phải thỏa thuận với cảng về các lệ phí, chi phí liên quan
Khi cảng thỏa bằng điều kiện Incoterms nào thì giao hàng bằng điều kiện đó
Cảng không có trách nhiệm tính từ khi hàng rời khỏi cảng (lưu ý hiện trạng hàng hóa, nếu phát hiện bất thường sẽ ghi trên Bill, or Biên bản hiện trường, or Ghi nhận bất thường)
Khi giao nhận hàng phải xuất trình đủ Bộ chứng từ xuất nhập khẩu kèm theo là giấy giới thiệu của cơ bản
Việc giao nhận có thể do cảng làm theo ủy thác của chủ hàng or Seller tự làm (do họ không đủ tài chính) or do cảng buộc tự làm (do chủ hàng bỏ hàng)
Nhiệm vụ các bên, thường là 5 bên:
Cảng sẽ ký hợp đồng để xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng với chủ hàng, có 2 loại contract
Ủy thác giao nhận contract (nếu đc ủy thác sẽ được chuyển quyền sở hữu)
Thuê mướn contract: chủ hàng thuê cảng vận chuyển, lưu kho, bảo quản (không được chuyển quyền sở hữu)
Tính toán chi phí giao nhận và lập các chứng từ cần thiết
Hàng hóa lưu kho bị hư hỏng phải có Biên bản hiện trường or biên bản dự kháng or ghi nhận hiện trường, không có thì cảng không có lỗi
Cảng không chịu trách nhiệm khi:
Hàng hóa đã ra khỏi cảng,
Hàng hóa vẫn còn bên trong bao bì, nguyên seal
Do ký mã hiệu hàng hóa sai or không rõ, điều này dẫn đến nhầm lẫn or mất mát,...
Nhiệm vụ chủ hàng XNK
Ký kết contract ủy thác giao nhận với cảng or ủy thác cho giao nhận
Đối với hàng giao nhân
Quan trọng là Cargo Manifest, lập sau vận đơn toàn tàu được đại lý tàu cấp trong 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu (vị trí tàu được chỉ định neo đậu)
Cargo Plan do thuyền phó phụ trách hàng lập cấp trong 8h trước khi bốc hàng xuống tàu.
Đối với hàng nhập khẩu
Cargo Manifest để kiểm tra hàng gồm cái gì (NGN làm) (dùng để tính cước)
Cargo Plan để biết vị trí hàng nằm đâu để dỡ hàng (NGN làm) (dùng để tính cước)
Chi tiết hầm tàu (Hatch List) (dùng để tính cước)
Vận đơn đường biển cung cấp trước 24h trước khi tàu đến hoa tiêu (nếu trễ sẽ bị tính phí cao, nếu thành điểm đem sẽ bị hạn chế hải quan bằng cách hạn chế trực tiếp thông quan mà sẽ thông quan thông qua ủy thác)
Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh
Lập chứng từ giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên liên quan
Thanh toán chi phí cho cảng
Chứng thư kiểm dịch và chứng nhận sức khỏe
(THƯỜNG CÓ)
Khái niệm
Chứng từ do cơ quan có thẩm quyền of NN cấp cho Seller or Buyer.
Với hàng nhập khẩu, nó sẽ là chứng từ đảm bảo HH không có mầm bệnh gây hại cho nước ta
Với hàng xuất khẩu, nó sẽ là chừng từ đảm bảo HH đủ điều kiện về kiểm dịch để xuất ra nước ngoài.
Kiểm dịch thực vật: ngăn chặn các loài sâu bênh, vi sinh vật có hại, cỏ dại nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Kiểm dịch động - thực vật: thuộc loại Kiểm tra chất lượng Nhà nước bắt buộc với một số mặt hàng khi làm thủ tục hải quan.
Chứng thư kiểm dịch là bắt buộc, nhưng Chứng nhận sức khỏe tùy vào yêu cầu mỗi quốc gia.
Hàng nhập khẩu cần xin giấy phép kiểm dịch trước khi làm thủ tục kiểm dịch
Hàng nhập khẩu phải đăng ký và thực hiện kiểm dịch 2 loại chứng thư cùng lúc: Chứng thư kiểm dịch động vật và Chứng thư vệ sinh an toàn thực phẩm.
Căn cứ vào chủng loại hàng hóa mà thủ tục và bộ hồ sơ đính kèm sẽ khác nhau.
Người lập giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Chi cục kiểm dịch thực vật được quản lý ở khu vực or vùng đó.
Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng
Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp. Hcm
Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng
Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định
Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An
Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn
Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao Cai
Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ
VD: Hàng xuất nhập ở Sài gòn thì đăng ký ở Chi cục kiểm dịch Thực vật Vùng II
Người lập giấy chứng nhận kiểm dịch động vật
Cục y tế
Tờ khai hải quan
(BẮT BUỘC)
Khái niệm
Là văn bản do chủ hàng (Seller or Buyer) or chủ phương tiện kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi xuất nhập khẩu ra vào lãnh thổ VN.
Thông lệ QT as well as Pháp luật VN quy định khai báo HQ là bắt buộc đối với Hàng hóa và phương tiện vận tải xuất nhập khẩu, quá cảnh ở cửa khẩu quốc gia.
Cơ quan HQ sẽ xử lý pháp luật nếu có hành vi không khai báo hải quan or gian lận khai báo
Nội dung
Tờ khai được khai max 50 dòng
Đến dòng thứ 51 tờ khai tự động tách ra thành tờ khai nhánh 1
Trong tờ khai nhánh 1 này nếu đến dòng 51 sẽ tự động tách thành tờ khai nhánh 2.
Việc tách được thực hiện đến khi nào hết dòng hàng.
Phân loại
Tờ khai luồng xanh: Miễn check chi tiết hồ sơ, miễn check kiểm tra chi tiết hàng hóa for DN do DN chấp hành tốt các quy định pháp luật.
Tờ khai luồng vàng: Check chi tiết hồ sơ, miễn check chi tiết hàng hóa. Chỉ áp dụng cho chủ hàng tuân thủ pháp luật và kinh doanh về máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, HH nhập khẩu đưa vào khu thương mại tự do, HH do Thủ tướng chính phủ quyết định.
Tờ khai luồng đỏ: Check chi tiết hồ sơ, check chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng:
Check thực tế không quá 5%: đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, nếu không có gì bất thường thì coi như đã check xong, nếu không sẽ check đến khi thấy mức độ vi phạm
Check thực tế 10%: Thuộc diện miễn check thực tế, nhưng qua phân tích phát hiện sai phạm, và sẽ check như trên.
Check toàn bộ: áp dụng cho chủ hàng nhiều lần sai phạm.
Một số chứng từ khác
Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality)
Yêu cầu đối với hàng hóa kho cân đong đo đếm
Với hàng hóa quá nhỏ có giá trị lớn
Hàng hóa có tính đặc thù (hóa chất or chất phóng xạ, gạo,...)
Giấy chứng nhận số lượng
Giấy chứng nhận trọng lượng
Giấy chứng nhận người hưởng lợi
Giấy chứng nhận khử trùng
Thông báo giao hàng bằng Telex, Fax
Biên nhận gửi hàng bằng dịch vụ chuyển phát.
...