Lang Liêu, mẹ đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: "Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi sống con người và có thể ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời và lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý". Chàng liền làm theo. Đúng hẹn, Vua hội họp để mang lễ vật đến cúng Tổ tiên. Mọi người đều đem sơn hào hải vị, Lang Liêu lại đặc biệt, khiến Vua lấy làm lạ mà nếm thử. Vua khen ngợi Lang Liêu, rồi lấy lễ vật của Lang Liêu đem cúng tổ tiên. Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm. Thiên hạ mọi người đều bắt chước theo. Tục này còn truyền cho đến bây giờ, lấy tên của Lang Liêu, gọi là Tết Liệu.