Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương IX : KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG - Coggle Diagram
Chương IX : KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Nội dụng và đặc điểm khoản mục
Nội dung khoản mục
Trình bày số phải thu gộp + Số dự phòng nợ phải thu khó đòi. Hiệu số là giá trị thuần có thể thực hiện được
Đặc điểm khoản mục
Là một một khoản mục nhạy cảm dễ bị gian lận và chiếm dụng từ nhân viên
Là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh doanh do đó dễ bị thổi phồng
Việc lập dự phòng là ước tính nên dễ xuất hiện sai sót, gian lận
Cơ sở dẫn liệu
Tính hiện hữu: Nợ phải thu là có thật
Quyền : Doanh nghiệp thực sụ có quyền thu hồi khoản nợ này
Tính đầy đủ: Nợ phải thu cần được ghi nhận đầy đủ
Đánh giá và phân bổ: Có điều chỉnh, đánh giá phù hợp với quy định
Trình bày và thuyết minh: Được phân loại phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu.
Tính hiện hữu
là quan trọng nhất sau đó là
Đánh giá và phân bổ
Kiểm soát nội bộ đối với các khoản nợ phải thu khách hàng
Thực hiện khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các bước của quy trình bán hàng + thu tiền
Lập lệnh bán hàng : Căn cứ đơn đặt hàng để xét duyệt lệnh + Nếu đặt qua mail hoặc điện thoại cần có thủ tục đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc đặt hàng
Xét duyệt bán chịu: Đánh giá khả năng chi trả của khách hàng + Thiết lập chính sách rõ ràng + Yêu cầu thế chấp hay kỹ quỹ nếu cần thiết.
Xuất kho hàng hóa: Thủ kho căn cứ lệnh bán đã được phê chuẩn + Xuất kho gửi bộ phận gửi hàng
Gửi hàng: Lập chứng từ gửi hàng rồi gửi hàng
Lập và kiểm tra hóa đơn: Hóa đơn là một chứng từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng nên cần có bộ phận lập và được kiếm soát chặt chẽ. Kiểm tra thông tin trước khi lập hóa đơn và trước khi gửi hóa đơn cho khách hàng. Ghi chép và bảo quản các hóa đơn hằng ngày và định kỳ kiểm tra đối chiếu thông tin.
Theo dõi thanh toán: Theo dõi việc thu tiền + Phân nợ theo nhóm + Thực hiện thường xuyên việc gửi thông báo nợ cho khách hàng.
Xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá: Nên có bộ phận riêng xét duyệt và xử lý + Chứng từ được ghi nhận kịp thời.
Cho phép xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được: Quy đinh chặt chẽ và phân công cũng như xét duyệt trước khi các khoản nợ được xóa sổ.
Kiểm toán nợ phải thu khách hàng
Thủ tục đánh giá rủi ro
Trước tiên cần tìm hiểu kỹ về đơn vị và môi trường của đơn vị. Thông qua việc thu thập các thông tin về hoạt động kinh doanh + Chính sách bán hàng và thu hồi nợ
Tìm hiểu kỹ về quy trình bán hàng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và kỹ thuật kiểm tra từng bước walkthrough
Dựa vào thông tin tìm được kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và thiết kế nội dung, lịch trình và phạm vi phù hợp cho cuộc kiểm toán.
Thử nghiệm kiểm soát
Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng.
Ví dụ: Lấy hóa đơn để kiểm tra đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng, kiểm tra chữ ký xét duyệt, kiểm tra số lượng, giá trị ghi trong hóa đơn với chính sách bán hàng của đơn vị. Sau đó lần theo hóa đơn để kiểm tra việc ghi chép trong sổ.
Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với các hóa đơn liên quan: Việc này giúp phát hiện các trường hợp hàng đã được gửi đi nhưng lại chưa được lập hóa đơn mà việc kiểm tra các nghiệp bán hàng không thể phát hiện được.
Xem xét việc xét duyệt, ghi chép về hàng bán bị trả lại, hư hỏng: Phải được chứng minh bằng các chứng từ được đánh số liên tục được xét duyệt và quản lý bởi cấp có thẩm quyền. Kiểm toán viên có thể chon mẫu chứng từ này để kiểm tra thông tin.
Thử nghiệm cơ bản